Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Arsenal - Barcelona: Tuyên chiến với sự hoàn hảo

(Đường dẫn đến khung thành) - Barca, tức là Barcelona F.C, chính là CLB mạnh nhất Tây Ban Nha hiên nay, kể cả khi cựu hoàng Real Madrid đổ hàng đống tiền ra làm...thảm lót sàn mời từ siêu sao nọ đến siêu sao kia, từ siêu sao trong giới cầu thủ lẫn siêu sao trong giới HLV để tìm mọi cách lật đổ họ, và có thể là mạnh nhất thế giới hiện nay, tính theo lực lượng mạnh nhất mà CLB có thể đem ra sử dụng trong trận đấu. Tôi không phải là Fan của Barcelona, chính xác thì kể từ sau mùa hè 2010, tôi chính thức trở thành 1 anti fan chính hiệu của đội bóng xứ Catalan này.
Arsenal - Barcelona
(Thực tình rất xin lỗi những ai đọc bài viết và biết rằng Barcelona (từ đây xin gọi là Barca) từ cái xứ Catalunya hay cái từ quái quỷ nào đó mà người viết không cách nào phát âm được, cho nên xin cứ gọi cái nơi đó là Catalan, như cách một số tờ báo của ta hay viết cho lành vậy.)

Nói như vậy là cốt để khẳng định rằng, người viết căn bản không phải lấy mục đích ca ngợi Barca làm chính. ngược lại, khi bạn càng ghét 1 CLB nào, nhất định bạn phải tìm cho ra chính xác ưu khuyết điểm, hay ít nhất là xác định cho đúng những gì họ có, họ giỏi thay vì chọc khoáy vào những khuyết điẻm nhỏ nhặt không thuộc phạm trù bóng đá như phần đông các bạn trong 4rum đã làm, đang làm, và có khả năng sẽ mở rộng thực hiện. Vậy, dự tính của người viết ở đây sẽ là: Phân tích những ưu - khuyết điểm trong hệ thống thi đấu được mệnh danh là hoàn hảo của bóng đá hiện đại trong thế đối sánh với chính chúng ta, những người mà thiên hạ luôn nhận định một cách sai lầm là Barca Vesion 2, Barca ở EPL.

1. Bàn về Barca:
Sức mạnh của Barca, theo cách à người ta vẫn thường nói, không giống một chút nào, mà nói đúng hơn là khác biệt hoàn toàn với sự lão luyện, bãn lĩnh ông lớn, và lòng tự tôn của một đội bóng lớn mà MU là đại diện tiêu biểu. Luận về truyền thống, Barca cũng không tính là thua MU bao nhiêu trong khi MU đơn giản chính là một trong những đội bóng có bề dày lịch sử vào bất nhất thế giới, nhưng tôi khẳng định rằng Barca không có, hoặc có, nhưng không sử dụng cái gọi là sức mạnh truyền thống đó, bởi vì, bản thân họ luôn tự hào là những người nắm trong tay một quyền lực khác, quyền lực mang tính thực tế hơn, quyền lực của một bộ máy hoàn hảo được cấu thành từ những chi tiết tinh vi và sự kết hợp đơn giản là không có điểm nào có thể chê bai.

1.1. Sức mạnh trong từng cá nhân:
Người ta cho rằng, sức mạnh chủ yếu của Barca chính thị xuất phát từ hệ thống phối kết hợp "hoàn hảo" của 11 con người chứ không phải gì khác, nhưng thực tế là, mỗi cá nhân trong bộ máy hoàn hảo đó, cũng có thể xem là những nhân tài bậc nhất thế giới.

1.1.1. Hàng tiền đạo:
Barca, không phải chỉ bây giờ, mà từ trước đây, đã lừng danh với bộ 3 tấn công hàng đầu thế giới. Hãy khoan nhận xét về sức mạnh tổng hợp của họ, mà hãy nhìn nhận trên cơ sở cá nhân từng người:

a. Quả bóng vàng 2009, 2010 Leo Messi không còn là người lạ với bất kì ai biết đến sự hiện diện của trái bóng và môn thể thao có tên là bóng đá. Các fan Arsenal đừng vội mất bình tĩnh khi nghe tiếp câu sau: "Ngay cả khi ai đó không biết đến sự tồn tại của cả Arsenal, Arsene Wenger, hay những cái tên ăn vào trong từng giấc ngủ của chúng ta, thì chỉ cần họ biết trên thế giới này có cái gì đó gọi là bóng đá, hay là cái tên khác của nó trong những hệ ngôn ngữ khác, chắc chắn họ sẽ vẫn biết đến Leo Messi". 

Messi không phải chỉ có mỗi cái mặt bảnh trai, (nhiều fan Arsenal lập tức phản ứng: ""cô" Messi sao bằng F4 nhà mình được?", nhưng phần đông người ta nhận xét thế, chí ít thì trong những vấn đề phi bóng đá, chúng ta nên suy nghĩ thoáng 1 chút) mà năng lực của anh cũng không tồi. Trong cuốn "100 thần đồng xuất sắc nhất thế kỷ XX" có lưu ý, Messi lúc nhỏ bị suy dinh dưỡng, và một số bệnh khác, và bác sĩ cho rằng, mặc dù anh ta có thể sống bình thường, nhưng không thể vận động mạnh được. Vậy lúc này chúng ta thấy anh ta như thế nào?

Messi không chỉ là một dạng cầu thủ thần đồng đơn thuần. Bản than anh là sự kết hợp hoàn hảo giữa phẩn chất thiên tài bẩm sinh, sự cố gắng không mệt mỏi, tính cách đặc biệt ham học hỏi và năng lực sử dụng ưu điểm lẫn biến nhược điểm thành ưu điểm của mình. Ban đầu, khi Messi đoạt danh hiệu hoành tráng nào đó màn ai cũng biết rồi đấy năm 2009, tôi vẫn tiếp tục cho rằng đó là một com "sóc nhỏ" khác của bóng đá thế giới với khả năng cầm bóng, dốc bóng tốc độ, kĩ thuật cá nhân vượt trội và những đường chuyền màu mè mà tinh tế, nhưng thể hình, thể lực, đi theo đó là năng lực tranh chấp bóng thuộc loại...không nói cũng biết, khả năng dứt điểm tầm thường, và không nhạy bén. nhưng cho đến ngay giờ phút này đây, Messi vẫn chưa bao giờ dừng lại trên con đường phát triển năng lực cá nhân. Bên cạnh những năng lực đủ để anh chinh phục danh hiệu "cầu thủ xuất sắc nhất thế giới", kĩ năng dứt điểm đa dạng và lạnh lùng, năng lực cảm ứng, khả năng tranh cướp bóng..., vốn là khuyết điểm lớn nhất mang tính bẩm sinh cũng đã bị anh chinh phục. Nói tới đây, nhiều người cho rằng tôi đã quá tâng bốc nhân vật này. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Chúng ta đều không cần phải bàn tới những năng lực thuộc loại "phù hợp" với thể hình của anh như tốc độ, khả năng dốc bóng, kĩ thuất vượt qua truy cản... mà chỉ nên nói tới những "khuyết điểm" của anh thôi:

- Trong bóng đá hiện đại, tốc độ, sự chính xác, sức mạnh là những yếu tố quan trọng bậc nhất. Trong khi vấn đề phòng ngự ngày càng trở nên quan trọng hơn nhờ triết lý "Không bị ghi bàn nghĩa là không thua" và"Ghi bàn không có nghĩa là chiến thắng", cho nên hơn ban giờ hết, hàng phòng ngự ngày càng trở nên đông hơn, dày đặc hơn, mạnh mẽ hơn, và nhất là "khổng lồ" hơn. Điều này phù hợp với chỉ thị "hất văng cầu thủ đối phương ra khỏi bóng" của các HLV chứ không phải "đoạt bóng trong chân cầu thủ đối phương" như lúc trước. Và, rõ ràng, chỉ thị mới này hiển nhiên có hiệu quả hơn hẳn, vì việc phát triển kĩ thuật, tốc độ không bao giờ nhanh hơn phát triển sức mạnh, và khả năng tì đè, mặc dù mỗi vấn đề trong số chúng đều thuộc phạm trù bẩm sinh. Vậy nên, lí thuyết là, anh có một hàng tiền đạo kĩ thuật hàng đầu nhưng thể chất dưới trung bình, vậy thì chúc mừng anh! Cầu thủ của anh sẽ lần lượt nằm bên ngoài đường pitch nếu cố gắng lao vào "ổ khủng long" của chúng tôi.

- Chính vì điều này, lần lượt, các bạn tiền đạo kĩ thuật cực tốt nhưng thể hình so với muỗi đều "bị điều" đi hai vị trí, một là tiền vệ - tiền đạo cánh, nơi mà lũ khổng lồ có vắt giò lên cổ cũng không kịp đẩy văng anh ra khỏi bóng, hai là tiền vệ trung tâm, nơi những cầu thủ bé con này sẽ được hỗ trợ từ những ngừoi đồng đội giống đối thủ và khác chính mình bảo vệ. Ra cánh thì tốt hơn nên cải thiện tốc độ và khả năng chuyền, đặc biệt là căng ngang tốc độ, còn lùi về sau thì cải thiện chuyền ngắn, và khả năng quan sát tốt một chút. Nếu như anh vẫn chả thay đổi được như thế, lại chúc mừng anh lần nữa, đội dự bị sẽ chào đón anh.

- Trong khi đó, loại tiền đạo "đạp lên xác hàng hâu vệ mà xông vào" mà Drogba là đại diện không thể tốt hơn được dịp phát triển hết mức. Đối với loại lấy cứng đấu cứng này, nói nhiều cũng chỉ tốn nước bọt, kẻ nào uống nhiều sữa voi hơn, bái Hercules làm sư phụ sớm hơn thì thắng, còn kẻ nào đến chậm hơn, cảm phiền nằm dưới đất.

- Quay lại với Messi, anh không có thể hình như Drogba, cũng không có tốc độ Red bull như Tevez..., nhưng nếu bắt anh đá trung tâm, thì đó vẫn cứ là một sự lựa chọn hay. Messi không chế rất tốt trong tâm cơ thể, cộng với thể hình "thấp bé nhẹ cân", anh có khả năng liên tục thay đổi hướng di chuyển bất kể với tốc độ nào mà anh có thể sử dụng, thứ nữa, thể hình và cân nặng bất lợi đó tạo điều kiện không thể tốt hơn cho việc di duyển...sau lưng đối thủ, điều mà bất cứ một gã Golias nào cũng không ưa nổi, mau chóng ổn định cơ thể trước những sức ép ở mức không quá mạnh, tức là khác với loại cầu thủ "nhẹ cân" nhưng không "thấp bé" dễ dàng đánh mất trọng tâm, Messi có thể bị đẩy văng, nhưng không dễ bị ngã, và khi anh không dễ ngã, với khả năng cầm bóng của mình, người ta cũng đương nhiên không dễ lấy bóng của anh.

Đối với Arsenal, sự trở lại của Nasri, với khả năng phòng thủ tốt hơn nhiều so với Arshavin, chắc chắn cũng sẽ giảm đi rất nhiều mối lo cánh trái trước ngôi sao thấp bé này. Đừng quên! Clichy tuy rất tiến bộ, nhưng cũng không thể nào so sánh được với A. Cole, nhất là trong phòng thủ. Và đối đầu với Barca, cũng có nghĩa là đối đầu với tiền đạo cánh phải xuất sắc nhất thế giới hiện nay: Leo Messi.

(Nói đến đây thì kể cũng nhiều rồi, mà mới chỉ riêng một mình Messi, những nhân vật sau, S_E sẽ nói tương đối ngắn gọn. Thật tình hết sức xin lỗi, vì S_E gần đây bỏ luôn cái thói quen tốt là làm đề cương trước khi viết, thành ra kết quả là như thế này đây)

b. Vua phá lưới La Liga, David Villa chân chính chính là sát thủ vòng cấm không cần bàn cãi. Chiều cao thuộc lại kém đối với các tiền đạo hiện đại - 175cm, khả năng tì đè bình thường, tốc độ thuộc loại khá, chuyền bóng không xuất sắc, kĩ thuật không đáng kể, dẫu so với cựu cầu thủ của Liverpool - F. Torres cũng tự nhận không bằng, nhưng trong WC2010, chính Villa mới là cầu thủ ghi bàn chủ yếu cho Tây Ban Nha chứ không phải bất kì ai khác. Chín bởi vì, V7 có tốt chất quan trong nhất mà một tiền đạo cần phải có, khả năng cảm ứng cực tốt đến vị trí ghi bàn, tức là cái mà đồng bào ta gọi là "đánh hơi để ghi bàn". Ở Arsenal lúc trước cũng có một người, đó là Dudu, cầu thủ mà S_E không bài viết nào không nhắc đến. Vậy tại sao khả năng "đánh hơi" này lại quan trong đến như vậy đối với Barca? Mùa hè vừa qua, trong khi Liverpool khủng hoảng trầm trọng, Barca lại không "lợi dụng cháy nhà chạy vào hôi của" cả Mascherano lẫn ngôi sao sáng nhất là Torres mà lại chỉ lấy mình M20, sau đó lại chật vật kì kèo với đội bóng đang rất ổn định lúc bấy giờ là Valencia để mang về cầu thủ "không thể thay thế" ở đó là Villa mặ dù, ngoài số tuổi là lớn hơn, còn lại, Villa đều không còn gì vượt trội hơn T9 của The Kops?

Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần 2. Ở đây chỉ có thể khẳng định rằng, Villa chính là "mốt" cầu thủ sát thủ vòng cấm hàng đầu thời kì hậu Van Nisterooy.

c. Pedro, tiền đạo cánh chỉ có một câu trong profiles: "Người đã hất cẳng Thiery Henry ra khỏi Barca".

1.1.2. Tiền vệ:
Theo lý thuyết đã đề cập ở trên, cầu thủ "hạng ruồi" cần những người đồng minh Golias để "bảo vệ" mình, nhưng tiền vệ Barca cũng hết sức thú vị: Xavi, Iniesta, Mascherano đều đồng dạng như nhau - dưới 175cm, quá nhỏ bé trong bóng đá hiện đại, trong đó, cả Iniesta lẫn Xavi đều chỉ...ngấp nghé 170cm. Lý thuyết là khi đối đầu với loại như Essien - Lampard - Mikel của Chelsea thì chỉ có một kết cục thôi! Tuy nhiên, thực tế lại không giống vậy. Ta ở đây nhắc về cá nhân trước:

a. Xavi:
Thể chất tầm thường, nếu không muốn nói là dưới mức bình thường, tốc độ cũng như thể chất. Đáng tiếc là loại khuyết điểm này chẳng khác gì sự chế nhạo của chính anh đối với các đối thủ. Bởi lẽ hiếm ai có thể tận dụng được khuyết điểm này để áp chế anh. Thần đồng Wilshere của chúng ta được đánh giá là có khả năng cầm bóng tương tự như Xavi, nhưng tương tự không có nghĩa là ngang bằng, mà chỉ có thể xem như là "khả dĩ có thể so sánh với...", còn nhũng loại khác, căn bản không được để tâm. Nói như thế để biết bóng trong chân Xavi khó đoạt đến mức nào. Hơn nữa, khác với cái đầu Anh trong Wilshere, Xavi trầm tĩnh, và thời gian cầm bóng liên tục ít hơn nhiều, do đó dùng sức mạnh đoạt bóng của anh cũng khó khăn hơn nhiều. Ở Barca, Xavi chính là cá trong nước, hoàn toàn phát huy được ưu thế về lối chuyền bóng ngắn độc đáo, chính xác ở tốc độ cực cao như vậy. Nếu tính ra ở bóng đá đẳng cấp cao, tự phụ, nếu không có ở Barca, Xavi cũng chỉ có thể vinh danh ở một mình Arsenal mà thôi! (Mặc dù, nói khẽ với nhau, nếu sang Arsenal, Xavi cũng khó có thể so sánh với El Captain của chúng ta, và ngược lại). 

b. Iniesta, người mà chúng ta luôn lấy làm hình mẫu cho sự phát triển của Nasri. Mạnh mẽ và phóng túng. Cũng như các cầu thủ khác ở Barca, Iniesta chính là loại cầu thủ điển hình cho chính đội bóng này, sức mạnh là con số 0 ở Catalan, chỉ có kĩ thuật, tốc độ, khả năng điều khiển trọng tâm cơ thể mới là điều duy nhất có ý nghĩa ở đây. Người ta nói rằng, Barca sẽ không còn vị trí số 1, thậm chí chỉ đáng số 4 -5 nếu họ thi đấu ở Premier league, thi đấu trong giải đấu màu 19 đối thủ của mình đều là loại không thắng được thì nhất định không để mình thua. Người ta nói tới tinh thần Anh, có nghĩa là loại tinh thần thi đấu như Rooney, hay còn gọi là anh Rô - húc, những năm trước chứ không phải hào hoa lich lãm "ảo" của Beckam, cũng là người Anh. Người Anh "phớt tỉnh Ăng - lê" thật, nhưng họ chưa bao giờ thi đấu để đuổi ruồi cả, nếu không muốn nói là thi đấu như...xe ủi làm đường. 

Tuy nhiên, thực ra mà nói, nếu như muốn "đè" được chú lùn xứ Catalan mà Iniesta là tiêu biểu, thì trước tiên hãy chạm vào họ đã. mà chuyện chạm vào hay không, xin liên hệ với Xabi Alonxo, cưu cầu thủ Liverpool để biết thêm thông tin chi tiết.

c. Mascherano: 
Mới đến Barca sau một chùm những sự kiện lùm xùm xung quanh con tàu đắm Liverpool, nhưng cũng giống như David Villa, Mascherano hòa nhập khá nhanh. Có lẽ, đối với hàng tiền vệ "mỏng cơm" như Barca, tì cầu thủ đồng dạng với Seidou Keita, hay cầu thủ vừa bị MC lấy mất một cách đầy chủ ý Yaya Toure mới là quyết sách. Arsenal cũng làm như vậy khi Song luôn là 1/3 hàng tiền vệ bên cạnh hai cầu thủ mỏng mảnh còn lại. Mascherano lại là sự giải quyết ở khía cạnh khác: "Con quỷ đối với mọi cầu thủ" không cần phải hất văng đối thủ theo cách mà đa số các tiền vệ trụ thường làm, nhưng vẫn lấy được bóng trong chân họ. Có thể gọi vị trí mà anh chơi là "Vị trí Makelele"? Không biết! Nhưng so với loại tiền vệ trụ dùng sức thì loại cầu thủ như Mascherano là phù hợp hơn với Barca, còn tại sao ư? Đó là một vấn đề khác

1.1.3. Hàng phòng ngự:
(Viết đến đây cũng đã quá dài, mà vấn đề của chúng ta cũng không phải là còn ít. Người ta thường nói, bình thường thì không có gì dể nói, càng xuất sắc thì càng lắm sự, cái này gọi là "đại thụ nghênh phong". Lần sau viết mấy cái này nhất định rút kinh nghiệm. S_E tiếp tục hành vi cắt xẻ thô bạo bài viết của chính mình bằng cách thâu tóm tàn bộ hàng thủ Barca, nói 1 lần. Đồng bào nào không đồng ý thì lấy lí do là tác giả "dốt" chuyện phòng ngự ra giải thích. S_E tôi nhiệt liệt tán thành)

Gerard Pique, Carles Puyol không phải mẫu trung vệ "tận tâm phá bóng", đặc sản của Barca chính là, hậu vệ lách lấy bóng (chứ không phải là "tông, lấy bóng") sau đó cùng đồng dội tấn công, so với mô hình tấn công tổng lực hình như không khác bao nhiêu. Nếu ai đó có hỏi, người nào ở Arsenal thích hợp nhất để thi đấu cho Barca, thì người đó nhất định không phải là Cesc, người Catalan được hít thở từ bé sự khốc liệt của bóng đá Anh, mà là Thomas Vermaelen, trung vệ thích ghi bàn. Chỉ có điều, đối với lối lấy bóng đặc sản của V5, thì Barca cũng chẳng đem về nổi, ở Tây Ban Nha quá "hiền", người Tây Ban Nha như Barca thích cách lấy bóng của K6 nhà mình hơn.

Thêm nữa, có thể khẳng định ngay rằng, tôi thục sự rất khó hiểu khi một cầu thủ ở Barca có thể đoạt vua phá lưới, như Messi chẳng hạn, khi cả 10 cầu thủ trên sân thi đấu của họ đều có khả năng ghi bàn không thua kém tiền đạo bao nhiêu. Điều này ứng với Dani Alves, hậu vệ phải thuộc loại tốt nhất thế giới trong vai trò...tấn công. Đáng tiếc, khả năng phòng thủ thì còn phải xem lại. Ở bên kia, tôi nghĩ là vị trí yếu nhất tron hệ thống cơ động hoàn hảo của Barca - Eric Abidal, chỉ có điều, mác xích yếu nhất này cũng lắm đội mơ ước, có chăng cũng chỉ là yếu với chính họ mà thôi!

1.2. Sức mạnh tập thể, điều biến một đội bóng tốt, có những cầu thủ xuất sắc thành một đội bóng hàng đầu:
Nhiều người thắc mắc, vì nhắc đến đây, gần như người viết chỉ toàn khen ngợi cho Barca, giống như Barca là một dội bóng không thể đánh bại vậy. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều đáng tự hào nhất của Barca, người Catalan có thể thần tượng một trong số đó, tung hô một trong số đó, nhưng họ chưa bao giờ xem một trong số đó là không thể thay thế, ngoại trừ Xavi, mà cho dù không có Xavi, thì họ tự hào cũng có thể đả bại bất cứ đội bóng hạng 2 nào và không thua bao nhiêu trước những đội bóng hàng đầu khác. Nên nhớ, Arsenal khó có thể đương cự với MU, MC, Chel...nếu không có El Captain, nhung tôi tin Barca có thể làm được. Bởi vì tinh hoa của đội bóng này nằm ở những quy trình sắp xếp, những bộ óc sáng tạo đặc thù kết hợp thành một thể thống nhất, nói nôm na là sự kết hợp không thể ăn ý hơn. Báo chí của chúng ta thường nhắc đến "người khổng lồ xứ Catalan" mà không mấy ai biết đến ý nghĩa thực sự của nó: Không phải người khổng lồ nghĩa là một đại gia trong làng bóng đá theo cách mà người ta hiểu Misubishi, Mitsui...là những người khổng lồ trong công nghiệp điện tử, mà người khổng lồ ở đây chân chính là "người khổng lồ bóng đá", lấy Xavi làm trái tim, khối óc, xuất hiện như sự hợp thể hoàn mỹ của 11 con người vậy.

Tuy nhiên, mặt khác, chính ưu điểm có một không hai này lại là khuyết điểm lớn nhất, khuyết điểm không thể bù đắp của Barca, điều biến Barca thành một tượng đài của bóng đá đương đại, nhưng lại khiến Barca mãi mãi không thể đạt tới vị trí của Arsenal, cái mà người ta gọi là vẻ đẹp phi hoàn hảo.

Nếu nói tới đội bóng di chuyển không cần gọi, chuyền bóng không cần nhìn, tốc độ nhanh đến hoa mắt giữa một rừng các cầu thủ khác, lúc trước người viết tự phụ nói rằng không đâu có thể qua được Arsenal, thì bây giờ xin đính chính lại, Arsenal cũng chỉ xếp thứ 2 thôi!

Barca chính là tinh hoa của Tiki-Taca, hay còn gọi là Tiqui-Taka (cũng như vậy cả! K, C, Qu vốn không khác nhau, bác nào biết rồi thì thôi, chưa biết thì xem như tham khảo). 

Tiki-Taca là gì? Bản thân Tiki-Taca chính là chuyền bóng, đập nhả liên tuc ở tốc độ cao, không chú trọng phản công với những đường chuyền vượt tuyến mà liên tục gây sức ép lên đối phương bằng những đường chuyền nhỏ, ngắn, nhanh, với số lượng đông. Tiki-Taca có thể xem là loại chiến thuật hoa mĩ và đẹp mắt nhất trong bóng đá. Ở đó, một cá nhân bất kì, ngoại trừ 2 vị trí, tức là 9 người, luôn có vai trò tấn công. Chính vì sử dụng những đường chuyền ngắn ở tốc độ cao và số lượng cầu thủ đông, cho nên:

- Thứ nhất, Tiki-Taca không bắt buộc, mà nói đúng hơn là cưỡng chế cầu thủ cầm bóng quá lâu, ưu thế là, cầu thủ trong khi phải thường xuyên vận dụng liên tục năng lực quan sát và chú ý để tránh lỗi nhịp cho cả bộ máy, thì cũng mặc nhiên tránh né được đa số các va chạm không cần thiết để xâm nhập sâu hơn vào "lãnh địa" đối phương.

-Thứ hai, Tiki-Taca yêu cầu càng nhiều cầu thủ tấn công càng tốt. Điều này làm cho tác động, ít nhất là trong tâm lý đối thủ, trước những pha bóng nhanh chóng của mình càng thêo bị hoa mắt vì biến ảo. Nếu như nói, tấn công nhiều, thì ai sẽ lo việc phòng ngự? Nếu giả như bị phản công, thì nguy hiểm sẽ lớn hơn. Điều này đúng. Chỉ có điều, không có bóng thì không thể phản công, mà triết lý của Tiki-Taca là càng cầm nhiều bóng càng tốt.

- Thứ ba, các cầu thủ trong Tiki-Taca không di chuyển trong phạm vi rộng, mà chỉ di chuyển trong khu vực cố định để nhận và tiếp bóng. Do có rất nhiều cầu thủ tham gia, nên xác suất lặp lại việc nhận bóng sẽ thấp hơn, việc di chuyển không bóng của cầu thủ trở nên thuận lợi hơn, và nhất là ít tốn sức hơn.

- Thứ tư, có 9 cầu thủ tham gia chuyền bóng chủ yếu trong Tiki-Taca, vậy hai người còn lại là ai? Một là thủ môn (đương nhiên), hai là tiền đạo có vai trò dứt điểm chủ yếu cho trò chơi tâm lý này. Thực ra thì, trong khi Tiki-Taca là chiến thuật đẹp mắt nhất thế giới, thì vai trò tiền đạo cắm của nó lại yêu cầu một cầu thủ có lối chơi không được đẹp mắt lắm, mà nói trắng ra là chỉ cần biết dứt điểm càng xấu xí càng tốt, chỉ cần lạnh lùng, và biết "đánh hơi". Quay lại vấn đè ở trên, rõ ràng, đối với Barca lẫn tuyển Tây Ban Nha, Villa đối với vai trò này hơn xa Torres. Điển hình là ở WC2010, trong khi Torres chật vật thi đấu như chính anh là vật cản, là người thừa ở tuyển, thì Villa lại tỏa sáng.

- Thứ năm, tuy Tiki-Taca yêu cầu nhièu người để chuyền bóng như vậy, nhưng vẫn nhất nhất cần một cầu thủ "làm tim" để tập trung các đường chuyền xoay quanh mình, biến những đường chuyền số lượng lớn trên trở nên có tổ chức. Do vậy, vai trò của Xavi mới được nhấn mạnh.

- Thứ sáu, Tiki-Taca hạn chế tối đa những pha "ra ngoài", hoặc trì hoãn trận đấu để có thể liên tục gây áp lực lên đối phương, không để cho đối phương "kip thở", cho nên mấu tiền vệ trụ phá bóng, du côn...đều mặc nhiên bị cấm tiệt. Không hẳn Yaya Toure ra đi chỉ vì đồng lương quá cao, mà ăn bản lối chơi của anh là khó chấp nhận. hậu vệ cũng vậy, cho nên cánh nhà báo chúng ta ngây ngô tung hô Barca là đội bóng chơi đẹp nhất năm thông qua số lần phạt, phạm lỗi, số thẻ...tốt nhất là ta có thể nhận định tài năng rồi!

- Cuối cùng, Tiki-Taca yêu cầu khả năng phối hợp cực tốt của một hệ thống sáng tạo theo nguyên tắc duy nhất phù hợp với việc di chuyển theo lập trình có sẵn mà mức độ lập trình hướng di chuyển có thể chặt chẽ hoặc thoải mái tùy mức độ. Vì việc vượt quá chuẩn mực đã cho hoặc sự phố kết hợp không đúng sẽ làm phá vỡ hệ thống tấn công, làm lỡ nhịp thi đấu, hoặc tồi tệ hơn là mất bóng và chịu phản công. Điều này được khắc phục tối đa ở Barca, và tuyển QG với 2/3 là thành viên Barca cũng trở nên không thành vấn đề.

Tiki-Taca hoàn hảo như vậy, làm cách nào để phá vỡ? Thực ra, có đến 2 cách cơ bản để phá vỡ hệ thống hoàn hảo này. Xin lưu ý! Tiki-Taca chính là hệ thống hoàn hảo đẹp mắt chứ không phải là sáng tạo đẹp mắt! Mặt dù đều trông rất đẹp mắt, nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, và, hệ thống hoàn hảo đúng là bao gồm cả sự sáng tạo, nhưng nhất định không được phá vỡ quy tắc nhất định của chính nó.

- Cách thứ nhất, đẩy toàn bộ các thành viên tham gia hệ thống chuyền ngắn tốc độ cao ra ngoài "vùng nguy hiểm". Đây là cách của Special One đã làm, tuy xấu xí, nhưng nó đánh trực tiếp vào yếu điểm không thể dung hòa của Tiki-Taca, sử dụng chuyền ngắn, hạn chế sút xa, vậy nếu bên trong không có người, thì anh nhất định không thể đưa bóng vào bên trong cho "ai đó" được. Mà nếu có "ai đó" cả gan xâp nhập vào tử địa, thì họ cũng lâm vào thế "mãnh hổ nan địch quần hồ", bóng khó có thể chạm được, mà chạm được cũng khó có khả năng dút điểm lạnh lùng ngay lập tức, ưu điểm hành đầu phải được lựa chọn cho một tiền đạo cắm Tiki-Taca.

-Cách thứ hai là trực tiếp sử dụng con người để xâm nhập, phá vỡ sự cân bằng trong những đợt cầm bóng của đối phương. Tiki-Taca nghĩa là cầm bóng liên tục, nếu anh "đói bóng", anh mặc nhiên mất luôn thế trận. Bởi vì, Tiki-Taca không thể chuyền dài, lật cánh..., chỉ có thể chuyền ngắn, nên hoàn toàn có thể dùng lực đấu lực, tức là dùng những đường chuyền của mình, cắt nát trung lộ của đối phương. Đây là cách mà GS đã dùng năm ngoái. Có thể nói, trong hai cách này, Arsenal chỉ có thể dùng cách thứ 2, cách khó khăn hơn, nhưng cũng mạnh mẽ hơn, bởi vì nếu thành công, thì chỉ có thắng, chứ nhất định không hòa, trong khi cách thứ nhất, tối đa sẽ là một trận hòa. Tiếc là trong trường hợp đó, năng lực cá nhân lại đựoc phát huy tác dụng bên cạnh hệ thống thi đấu. Ai giỏi hơn, người đó thắng, cho nên chúng ta mới thua.

Nhắc đến hệ thống thi đấu, Barca đã vậy, Arsenal chúng ta lại khác. Chúng ta không bằng Barca ở khâu tổ chức thống lĩnh trận đấu, cũng không bằng họ ở tốc độ chuyền bóng và kết dính tuyệt vời trong tấn công. Nhưng đơn giản chúng ta không thi đấu bằng Tiki-Taca, chúng ta thi đấu bằng những pha chuyền ngắn cũng ở tốc độ cao, nhưng đơn giản là không phải theo quy tắc hệ thống. Nếu như nói Arsenal là Vesion 2 của Barca thì hoặc là không xem bóng đá để nhận thấy quy tắc chuyển động của các cầu thủ Barca, thống nhất và hoàn hảo, và vấn đề chuyển động của các cầu thủ Arsenal, linh hoạt và sáng tạo. Nếu nói Barca chính là sự sáng tạo trong hệ thống, thì Arsenal chính là hệ thống các sáng tạo độc lập. Chúng ta cần Song trong việc càn quét trước tuyến hậu vệ, cần Wilshere để cầm bóng, trì hoãn và bơm bóng cho tuyến trên, chúng ta lại cần 3 tiền vệ công và một tiền đạo liên tục hoán đổi vị trí theo tổ hợp tam giác chập 3 của 4, châp 2 của 4 (nếu không có Cesc), và chập 2, chập 3 của 3, đồng thời hoán vị giữa Wilshere và Cesc, à tất cả chỉ mang tính tổng hợp, chứ cũng không phải là quy tắc di chuyển, vì đôi khi, các tiền vệ và tiền đạo còn di chuyển phi chuẩn mực, tức là biến mất ở một vị trí nào đó, hoặc đồng thời xuất hiện ở một vị trí nào đó...2-3 người. Tính ra, chúng ta lại lấy di chuyển làm sáng tạo, trong khi Barca lấy chuyền bóng làm sáng tạo.

Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành

Share this article :

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More