Xabi Alonso - người hùng thầm lặng

Tiền vệ ngôi sao của tuyển Tây Ban Nha và Real Madird Xabi Alonso tên thật là Xabier Alonso Olano là một đứa con của xứ Basque, Tây Ban Nha.

Tiền vệ tấn công: Biểu tượng của sự hoa mỹ

Bài viết thứ 2 trong loạt bài về vị trí và vai trò cầu thủ...

Bóng đá tổng lực

Một khái niệm về hệ thống chiến thuật nổi tiếng gắn với thương hiệu của "Những người Hà Lan bay...

Catenaccio

Hệ thống phòng ngự kinh điển từng đưa Inter Milan và tuyển Italia lên đỉnh cao thế giới

WM: Luật việt vị và cuộc cách mạng chiến thuật

Điều gì đã tạo nên tên tuổi của 1 HLV được xem là vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Anh?

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

[Arsenal vs Tottenham Hotspur] King of London?

(Đường dẫn đến khung thành) - Arsenal sẽ tiếp đón Tottenham trên sân nhà vào chủ nhật này, đó có thể nói là một trận Derby khốc liệt nhất bóng đá Anh, chiến thắng và thất bại của 1 trong 2 đội không chỉ nằm ở việc được, mất 1 hay 3 điểm... Nhưng những gì nằm sâu bên trong sự thù hận có phần cay đắng ở Bắc London? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong một chuỗi các sự kiện diễn ra từ năm 1910... Và ở đó, nằm sâu trong bóng tối lịch sử của Arsenal một nhân vật huyền thoại được sống lại...


Như một cái tên đã đi vào dĩ vãng trong lịch sử của Arsenal, những bí ẩn và sự huyền bí về Sir Henry Norris ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ được đánh giá rất thấp.... Nhưng trước khi Arsene Wenger gây dựng đội hình bất khả chiến bại của mình, trước khi Michael Thomas ghi bàn thắng của mình vào lưới Liverpool năm 1989, trước khi Bertie Mee dành được cú đúp danh hiệu năm 1971, và thậm chí trước cả khi Herbert Chapman tạo ra một tượng đài bất khả xâm phạm ở CLB, có một Henry Norris.

Nhiều người đã nhận xét ông ta như một kẻ xảo quyệt, mưu mô, một kẻ độc tài hay một thứ gì đó khác. Nhưng thực sự ông là một ẩn số khó hiểu của bóng đá nhân loại. Lịch sử ghi lại Norris là người đàn ông vô tình tạo ra trận Derby Bắc London đầy thù hận.

Ngược dòng lịch sử 103 năm về trước. Năm 1910, Woolwich Arsenal rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, một ông chủ mới đã đến với đội bóng với cái tên Henry Norris (Ông chủ của Fulham bầy giờ). Norris đã cố gắng hợp nhât Fulham và Arsenal trước khi đi tới kết luận vào năm 1913: "Để giải quyết tình hình tài chính tồi tệ của CLB, và để trở thành một đội bóng lơn ở nước anh Arsenal phải di dời". Những gì được gọi là "canh bạc vĩ đại Arsenal" được tiến hành.

Năm 1913. Đội bóng quyết định vượt sông Thames, dời lên phương Bắc, lấy Highbury làm sân nhà, ngay cạnh đó là ga xe điện ngầm Gillespie Road (sau này đổi tên thành Ga Arsenal) nó nối liền khắp nơi trong thành phố. Không có gì hoàn hảo hơn cho sự phát triển của CLB. Nhưng cách đó 4 dặm, người hàng xóm mới Tottenham Hotspur, không hài lòng về việc bị xâm lấn lãnh thổ của họ và đồng thời lo sợ tầm ảnh hưởng của đội bóng với những CĐV tại London bị ảnh hưởng. Một sự ganh ghét, đố kị nho nhỏ đã nảy sinh. Spurs và các CĐV đã lên tiếng phản đối việc cho Arsenal cư trú tại đây, nhưng điều đó trở lên vô nghĩa khi chính quyền địa phương đã bác bỏ kháng cáo này. Và đối thủ của chúng ta, Tottenham và CĐV của họ có lý do đầu tiên để thù ghét chúng ta...

Nhưng chưa dừng lại ở đó, người hâm mộ và các quan chức Tottenham có thêm ly do để tức giận sáu năm sau, khi LĐ bóng đá Anh khởi động trở lại các giải đấu sau khi bị dừng bởi Thế chiến thứ nhất - các pháo thủ đã tìm được xuất lên chơi ở giải hạng nhất = tấm vé của họ - người láng giềng Totteham.

Năm 1918, các nhà chức trách bóng đá Anh tái sinh bóng đá Anh bằng quyết định tăng giải hạng nhất từ 20 lên 22 đội tham dự. Chelsea và Tottenham kết thúc mùa trước ở vị trí lần lượt là 19, 20 ở giải hạng nhất, nhưng khi tăng lên 22 đội, họ được hoãn thi hành án, sẽ được giữ lại, và không phải xuống hạng. 2 CLB đứng đầu ở giải hạng 2 mùa trước là Derby và Preston được thăng hạng. Vậy là đã đủ 22 đội thi đấu ở giải hạng nhất.

Chelsea chắc chắn sẽ được giữ lại ở giải hạng nhất như một sự đền bù sau khi nguyên nhân CLB này rơi vào vị trí xuống hạng bởi 1 vụ bê bối dàn xếp tỉ số do Manchester United và Liverpool để ManUtd (17) được xếp trên Chelsea (19). Tottenham lúc này đã sẵn sàng cùng Chelsea ở lại giải hạng nhất.

Nhưng sau đó Arsenal của Norris đã tạo ra một sự kiện phá vỡ giấc mơ của Tottenham. Norris đã đưa một yêu cầu lên LĐBĐ Anh khi cho rằng Arsenal với truyền thống của mình xứng đáng lên chơi ở giải hạng nhất hơn là TOttenham Hotspur! Cùng với hai đội về thứ 3, 4 ở giải hạng 2 là Barnsley và Wolves (Arsenal thứ 5) được xem xét bỏ phiếu và lên hạng cùng

Derby và Preston. Arsenal đã thuyết phục được thêm Nottingham Forest , Birmingham và Hull cùng đệ trình một cuộc bỏ phiếu công khai. Đội nào hưởng nhiều phiếu hơn sẽ được lên hạng.

Quyết đinh được thông qua. Và hơn cả sự mong đợi, Arsenal được hưởng lợi từ chủ tịch LĐBĐ Anh, chủ sở hữu CLB Liverpoool John McKenna, một người bạn rất thân của Norris đã lên tiếng kêu gọi một sự ủng hộ cho các Pháo thủ vì họ đã tham gia giải trước Tottenham những 15 năm..

Khi số phiếu được đếm, Arsenal đã được sự ủng hộ của 18 câu lạc bộ, Tottenham 8 , Barnsley 5 , Wolves 5 , Nottingham Forest 3 , Birmingham 2 và Hull 1. Mặc dù kết thúc ở vịt trí thứ 5 nhưng Arsenal đã chiếm một vị trí ở giải hạng nhất, và không có người hàng xóm Tottenham của họ.

Với nhiều người hâm mộ bóng đá Anh, quyết định đó cho tới bây giờ không khác gì một trò hề, quyết định đó đã khiến cho CĐV và quan chức Tottenham thực sự sốc. Đó là một cú đấm không thế nào đau hơn từ người hàng xóm khó ưa của họ. Arsenal đã hoàn tất một trong những cuộc đảo chánh trắng trợn nhất trong lịch sử bóng đá, nhờ Norrisvaf sự hỗ trợ bởi

John McKenna. Oán hận nhanh tróng phát triển lên một tầm cao mới, Những CĐV Tottenham và CLB đã thề rằng không bao giờ tha thứ cho Norris và Arsenal. Và từ đó, Arsenal vs Tottenham trở thành người hàng xóm đáng ghét của nhau.

Norris đã rất khéo léo trong cách làm việc của mình, mối quan hệ mật thiết giữa ông và John McKenna đã dẫn tới những cáo buộc ảnh hưởng tới cuộc bỏ phiếu. Arsenal được tham dự giải hạng nhất là vi phạm. Cho dù năm 1927, Norris bị FA chụp xuất khỏi bóng đá do tìm thấy những vi phạm tài chính của ông ở Arsenal, nhưng tuyệt nhiên không có bằng chứng gì để buộc tội ông liên quan tới việc Arsenal lên hạng năm 1919. Ông đã giữ bí mật đó cho tới khi qua đời vào năm 1934. Mặc dù vậy Norris vẫn là một trong những người có đóng góp lớn nhất cho CLB, tiếp theo những quyết định lịch sử cho CLB có một quyết định vào năm 1925 khi Norris thay thế Leslie Knighton với cách mạng Herbert Chapman, Arsenal được thay đổi mãi mãi...
Và điều đặc biệt, kể tử khi lên hạng năm 1919, Arsenal chưa bao giờ bị xuống hạng. Bóng đá Anh ghi nhận Arsenal là đội bóng tồn tại lâu nhất ở giải NHA cho tới lúc này.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

[Aston Villa - Liverpool] Vấn đề thực sự của Liverpool là gì?

(Đường dẫn đến khung thành) - Với những gì đã diễn ra ở Villa Park cuối tuần vừa qua, việc dành cho Liverpool thêm một bài viết là điều hoàn toàn xứng đáng!


1. Liverpool đã khởi đầu trận đấu ra sao?

Liverpool đã khởi động trận đấu theo đúng cái cách mà người ta nghĩ: Bê nguyên đội hình đã đánh bại Stoke city vòng đấu trước để hành quân đến Villa Park, với Coutinho đá lệch trái, Henderson bên phải, Aspas lùi sâu, Sturridge chơi rộng phía trên, và bộ đôi Gerrard - Lucas chơi toàn diện phía dưới. Hệ quả là, trong vòng 12 phút đầu trận đấu, Liverpool đã chiếm đến 70% tỷ lệ kiểm soát bóng. Khoan nói đến số cơ hội, như tôi đã nói, đội bóng của Brendan Rodgers không kiểm soát bóng để tạo cơ hội, họ giữ bóng để không bị tấn công.

Vấn đề của Rodgers là, đối thủ lần này của ông, HLV Paul Lambert, người từng đánh bại ông đến 3/4 lần đối đầu tại Premier League, là chuyên gia sử dụng bóng đá phòng ngự phản công. Trong lượt đi mùa giải trước, Aston Villa của ông thậm chí đã ghi đến 3 bàn vào lưới Liverpool khi chỉ có 27.9% tỷ lệ kiểm soát bóng.

Theo nhận xét của Jamie Redknapp, mặt dù Coutinho đã thể hiện khá tốt trong phần lớn thời gian của hiệp một, nhưng có vẻ như việc để anh đá lệch trái là một sự phí phạm lớn với khả năng di chuyển không bóng tuyệt vời của cầu thủ Brazil này. Tuy nhiên, với Sturridge lại khác, khả năng di chuyển rất rộng sang hai bên cánh của anh thực sự khiến hàng phòng ngự Aston Villa chao đảo, chí ít là trong tình huống tạo ra bàn thắng.

Bàn thắng duy nhất trong trận đấu là bằng chứng hữu hiệu nhất cho thấy: Rằng Coutinho có thể nguy hiểm đến như thế nào khi được chơi ở trung tâm, rằng khả năng di chuyển rộng của Sturridge đã xé toang hàng thủ như thế nào, và sự phối hợp giữa bộ đôi cầu thủ trẻ này là tuyệt vời đến đâu. 

Sturidge (15) và Coutinho (10) trong tình huống ăn bàn (trái) và phạm vi di chuyển của Sturridge (phải)
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc để mặc Coutinho bên cánh trái vẫn là một quyết định đúng đắn. Liverpool có thể trở nên nguy hiểm hơn khi Coutinho ở trung tâm, nhưng đồng thời, khả năng kiểm soát bóng giữ an toàn của họ cũng giảm sút đáng kể trong trường hợp đó. Trận giao hữu gặp Celtic là một ví dụ: Liverpool không có bất kỳ một tiền vệ đánh chặn đáng tin cậy nào để bảo vệ trung tuyến trong trường hợp Coutinho để mất bóng hoặc không đạt được phong độ tốt nhất kiểu như Seedorf và Gattuso hỗ trợ cho Kaka ở AC Milan thời Ancelotti. Với một người chủ trương chơi bóng an toàn như Rodgers, ông sẽ không liều lĩnh đến mức đó.

Suốt hiệp 1, rõ ràng, Aston cố gắng lùi sâu phòng ngự, đồng thời cắm chân chạy thần tốc Agbonlahor phía trên để đe dọa hệ thống phòng ngự Liverpool và giảm áp lực cho tuyến sau. Quả thực, chiến thuật này thực sự có hiệu quả, Aston đã vô hiệu hóa hầu hết các pha lên bóng của một Liverpool nhờ một hàng phòng ngự dày đặc, tỉnh táo, và nhận thức rất rõ ràng rằng Liverpool không phải là một đội bóng tấn công mạo hiểm. Hẳn nhiên, điều này đáng ra phải tiếp tục hiệu quả cho đến cuối trận nếu không có một phút xuất thần của Sturridge. Lambert không sai, nhưng ông không ngờ được sự vạn nhất: Ai có thể ngờ ở cái tốc độ di chuyển nhanh như thế, Sturridge lại có thể kéo đến hơn một nửa đội hình Liverpool lệch hẳn về góc trên bên trái sân đấu? Tấn công nhanh không bao giờ là điều Liverpool và Rodgers muốn. Lambert nghĩ vậy, và đôi khi, Rodgers cũng nghĩ vậy.

2. Điều gì thực sự đã khiến Liverpool gặp khó trong nửa sau trận đấu?

Riquelme99, trong một bài viết trên trang liverpoolfc.vn  đã đưa ra 3 nguyên nhân chủ yếu: Thiếu cầu thủ cơ bắp khi đối đầu trực diện, không sở hữu những tiền vệ cánh đủ tốt, và giảm khả năng cầm bóng vì không có Suarez.

Nhưng thực sự có phải là như thế?

Sau khi bị chọc thủng lưới, đội hình của Aston Villa đã có một chút thay đổi: Họ đẩy cao đội hình, chơi rộng hơn, và chủ trương khoét mạnh vào hai cánh của Liverpool. Khi cả hai cầu thủ chạy cánh của đối thủ là Henderson và Coutinho đều có thói quen bó vào trong, Lambert biết rằng, trung lộ của Liverpool là rất dày đặc. 

Sơ đồ bố trí đội hình của Aston Villa trong hai hiệp:

Aston Villa ở hiệp 1 (trái), hiệp 2 (giữa), và những pha tạt bóng vào khu cấm địa của họ (phải)
Nhìn vào cũng có thể thấy, mặc dù tỉ lệ kiểm soát bóng vượt hơn đối thủ, Liverpool vẫn có cớ để lo lắng trước những đợt tấn công của đối thủ khi chỉ 2 cầu thủ đá cánh là Enrique và Johnson.

Liverpool thậm chí đã bị đẩy lùi hẳn về sau nhờ những pha lên bóng từ hai cánh. Lambert thậm chí đã đưa Karim El Ahmadi vào sân để kéo Leandro Bacuna ra cánh, hi vọng khả năng của tiền vệ người Hà Lan này sẽ làm thay đổi cục diện trận đấu. Nhưng Rodgers cũng đã nhận ra điều này. Và ông đã trả lời ngay lập tức bằng bản hợp đồng mới - Aly Cissokho. Coutinho được trả lại vị trí sở trường trong phần còn lại của trận đấu. 

Liverpool chuyển sang đá phòng ngự phản công. Trên lý thuyết, họ có thể sử dụng tốt chiến thuật này nhờ đôi chân tốc độ của Sturridge, nhưng Sturridge không nhận được sự hỗ trợ từ tuyến sau như hiệp 1 nên đã không thể làm được điều kỳ diệu, Coutinho tiếp tục khẳng định rằng nhận định của Jamie Redknapp là sai lầm khi anh... càng chơi càng chìm ở vị trí sở trường, bộ đôi Gerrard - Lucas hiện tại không phải mẫu cầu thủ thể lực để càn quét bảo vệ cho hai trung vệ, và hơn nữa, triết lý bóng đá của Liverpool thời Brendan Rodgers không bao giờ là tấn công nhanh (và mạo hiểm), Liverpool không phải gặp khó, mà là họ tự làm khó mình.

Từ thời ở Swansea, Rodgers đã không sở hữu những cầu thủ có thể lực tốt. Đó là lý do ông sử dụng cái mà người ta gọi là Tiki-Taka để phòng thủ. Cầu thủ của Brendan Rodgers không nhất thiết phải có thể lực tốt, vì họ được yêu cầu dùng những đường chuyền, thay vì những pha tắc bóng đẹp mắt nhưng nguy hiểm để ngăn đối phương tấn công. Lúc đó, vấn đề duy nhất của họ là phải có thế trận, phải giữ được thế trận bằng bất cứ giá nào.

Rất hiếm khi đội bóng của Rodgers thi đấu thấp như trận vừa rồi. Nếu muốn chuyền bóng, bạn cần nhiều người hơn ở trung tuyến để chiếm lĩnh thế trận, nghĩa là phải đẩy cao đội hình. Chuyền bóng ở càng gần sân nhà thì càng nguy hiểm. Tỷ lệ chuyền 100-50-30* cơ bản của bóng đá hẳn ai cũng biết.

Hàng hậu vệ của 2 đội và vị trí của các cầu thủ Aston Villa
Nhưng trong nửa sau trận đấu trước, thống kê cho thấy, tứ vệ của Liverpool thậm chí chỉ trụ lại ở khoảng 27m trước khung thành so với 36m của đối thủ. Dù vẫn kiểm soát bóng nhiều hơn đối thủ một chút, nhưng thực ra, họ đã không thể chơi bóng theo cách của mình, phần vì sự mâu thuẫn giữa chính triết lý bóng đá của Rodgers với chiến thuật phòng ngự phản công, phần vì đối phương đánh thẳng vào điểm yếu chiến thuật của Rodgers bằng cách khoét cánh thật mạnh, và một phần nhỏ khác nữa là tốc độ của các cầu thủ đội khách.

Nếu có mặt Suarez, mọi thứ có thể sẽ khác?

Đáp án là không! Suarez có khả năng giữ bóng đặc biệt tốt, điều đó là không thể phủ nhận, nhưng như đã nói ở trên, Liverpool bị buộc phải lùi sâu, vì thế, khi đơn độc ở tuyến trên, tuyển thủ Uruquay cũng không có nhiều cơ hội để giữ bóng. Suarez lại không nhanh hơn Sturridge bao nhiêu để tận dụng những cơ hội phản công hiếm hoi, và ở khả năng phòng thủ bên cánh, anh cũng chẳng thể tốt hơn Henderson. Vấn đề ở đây là, nếu Liverpool chơi như bình thường, Suarez là sự khác biệt, nhưng khi Liverpool tự buộc đá vào chân mình, Suarez không thể tốt hơn Sturridge bao nhiêu.

Aston Villa đã có thể có ít nhất một bàn thắng nếu như không có sự xuất sắc của Mignolet. Nhưng thực ra, suốt trận đấu, họ đã không thể tận dụng tốt ưu thế về chiến thuật của mình. Và Liverpool đã chiến thắng với rất nhiều mối lo về đối thủ sắp tới - đội bóng sở hữu rất nhiều chuyên gia chạy cánh (mặc dù họ không đạt được phong độ tốt gần đây) - Manchester United.

Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành
--------------
* Tỷ lệ 100-50-30: Tỷ lệ chuyền bóng thành công thấp nhất để đảm bảo cân bằng cho đội bóng. Trong đa số các đội hình thi đấu, người ta thường chia sơ đồ chiến thuật thành 3 tầng: tuyến sau buộc phải chuyền bóng chính xác 100% và ngăn cấm dốc bóng vượt qua đối thủ, tỷ lệ đó được phép giảm dần ở tuyến tiền vệ (50%) và tiền đạo (30%).

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Brendan Rodgers và cuộc cách mạng lối chơi ở Liverpool

(Đường dẫn đến khung thành) - Tôi nhận được câu hỏi của một người bạn về cái gọi là Tiki-Taka của Liverpool dưới thời Brendan Rodgers. Thực ra, tôi không thường xem Liverpool thi đấu, nhất là Liverpool của Brendan Rodgers, vì thế, trả lời được câu hỏi này có thể là một điều tương đối khó khăn.

Tôi cũng đã xem qua một vài trận đấu của Liverpool tiền thời kỳ Rodgers, phong cách chơi bóng của Rodgers ở Swansea (cái mà người ta gọi là Tiki-Taka của Swansea), so sánh với Liverpool trong mùa đầu tiên ông dẫn dắt, và những biểu hiện trong những trận giao hữu đầu mùa của họ để cân nhắc về những tiềm năng của đội bóng này trong mùa giải không thi đấu cấp châu lục sắp tới.


1. Brendan Rodgers và Liverpool dưới thời Kenny Dalglish:

Brendan Rodgers là công thần của Swansea khi đưa đội bóng đến với Premier League lần đầu tiên kể từ khi giải đấu được đổi tên. Hơn thế nữa, ông còn biến Swansea thành một hiện tượng thực sự ở giải ngoại hạng ngay khi vừa lên hạng. Hạng 11 với chỉ 47 điểm có thể là một kết quả không quá nổi bật, nhưng kết quả không phản ảnh đúng những gì mà The Jacks đã thể hiện! Họ sử dụng quá tốt những cầu thủ thường thường bậc trung của mình trong giải đấu phân hóa giàu nghèo khủng khiếp là Premier League. Với Swansea, Rodgers đã khẳng định với thế giới rằng: Một đội bóng vừa thăng hạng (và không có một hợp đồng lớn nào) vẫn có thể chơi bóng sòng phẳng (thay vì phòng thủ tiêu cực) với phần còn lại của giải đấu.

Cách tiếp cận trận đấu của Swansea thời Rodgers thực ra mang nhiều yếu tố thực dụng. Trình độ chung của Premier League vượt xa những gì mà Swansea có nên họ sẽ bị hủy diệt hoàn toàn vì hàng phòng thủ yếu kém của mình trước khi kịp tạo ra cơ hội kiếm điểm. Tuy nhiên, các cầu thủ trong đội hình của HLV xứ Wales này đều là những cầu thủ có khả năng chuyền bóng tốt. Và nhờ đó, triết lý bóng đá của Rodgers trở thành "giữ bóng để không bị ghi bàn". Swansea là một trong những đội bóng tạo ra tỉ lệ cơ hội/thời gian kiểm soát bóng thấp nhất châu Âu mùa đó. Với Rodgers, thông số này là vô nghĩa! Ông thà chấp nhận tạo ra ít cơ hội còn hơn là tấn công nhanh để mất bóng và bị ghi bàn.

Hẳn nhiên, lối chơi an toàn này cũng khiến Swansea có được kết quả tốt hơn nhiều so với trình độ chung. Nhưng với một đội bóng mạnh mẽ hơn như Liverpool (đội bóng vấn thường thi đấu rất thành công với các đội bóng chiếu trên, nhưng lại hay mất điểm trước các đối thủ yếu hơn), thứ triết lý bóng đá "để không thua" đó có thể khiến Liverpool trở lại thời đỉnh cao hay không?

Với Liverpool thời gian đó, Kenny Dalglish đang là bậc thầy kích thích tinh thần thi đấu. Không có bất kỳ một cổ động viên Liverpool nào có thể chê bai tinh thần thi đấu của các cầu thủ đội nhà trong hai mùa giải đó. Không thể hiện được quá nhiều dấu ấn chiến thuật lên đội bóng, lối chơi của Liverpool thời Kenny Dalglish làm gợi nhớ phần quá khứ bản năng, nhiệt huyết, và đầy sức mạnh của bóng đá tiền hiện đại: Lên bóng nhanh, lối chơi quyết liệt. Liverpool là một trong những đội bóng thù ghét lối chơi dây dưa kiểu Tây Ban Nha hàng đầu giải đấu.


Vị trí quan trọng nhất, cũng là hình mẫu đặc trưng cho hệ thống của Dalglish là hai tiền vệ trung tâm. Vai trò của họ gần giống với các Volante của Brazil (tất nhiên, ở một vị trí cao hơn): Điều hòa công thủ, dùng nhãn quan chiến thuật, tổ chức trung tuyến, lối chơi bao sân và kỹ năng chuyền bóng để bảo vệ, hoặc giảm áp lực cho tuyến sau. Điều này rõ ràng không phải chỉ là hệ quả của lối chơi truyền thống Anh quốc, mà còn là hệ quả tất nhiên của tiềm lực đội bóng này: Nơi các tiền vệ trung tâm thường thi đấu chăm chỉ, mạnh mẽ, và luôn là những vị trí chơi tốt nhất cả đội (ngoại trừ trường hợp của Suarez)

Hầu hết những pha lên bóng của Liverpool đều bị ảnh hưởng bởi thói quen thi đấu của một vài cầu thủ tại vị trí này, như Raul Meireles, Henderson, Lucas, Gerrard thường tập trung hỗ trợ phòng ngự nhiều hơn và mở bóng sang cánh nên Liverpool thi đấu khá rộng, trong khi Adam có thói quen chuyền vượt tuyến hoặc đẩy bóng cho cầu thủ thi đấu ngay trước mặt mình nên những kỹ năng của Suarez được tận dụng tốt hơn... Tuy nhiên, nhìn chung, Liverpool vẫn là một đội bóng tấn công biên khi hai tiền vệ cánh của họ rất ít khi thi đấu bó vào trong, và tiền đạo cắm cao to của họ là Caroll không phải là mẫu cầu thủ thích nhận các đường chọc khe.

Liverpool đã không tận dụng được mọi kỹ năng của các cầu thủ (mà đặc biệt là Suarez) trong thời gian này. Việc chỉ sở hữu có 2 cầu thủ ở trung tâm khiến tiền đạo lùi bị buộc phải thi đấu rất thấp để thu hẹp khoảng cách hai tuyến đầu. Đó là chưa nói đến việc, cộng thêm một tiền đạo lùi không có nghĩa là tuyến giữa của Liverpool được "dễ thở" hơn chút nào.

3. Brendan Rodgers đã làm gì ở Liverpool suốt mùa giải qua?

Đến với Liverpool, Brendan Rodgers sẽ chơi cái gọi là Tiki-Taka, ông cần mẫu cầu thủ có khả năng chuyền bóng tốt và hạn chế cầm bóng. Hệ quả là, ông "hất cẳng" những cầu thủ không còn phù hợp với lối chơi mới như Dirk Kuyt, Fábio Aurélio, Maxi Rodríguez, Alberto Aquilani, Craig Bellamy, Joe Cole, Charlie Adam, Andy Carroll..., mang về một cầu thủ chuyền bóng đẳng cấp (dù thực ra đó là một bản hợp đồng không mấy thành công) là Nuri Şahin, và gầy dựng tương lai bằng những mầm non đầy triển vọng như Fabio Borini, Daniel Sturridge, Philippe Coutinho.

Hệ quả là, mùa giải đầu tiên của Rodgers đã kết thúc với vị trí thứ 7 (61 điểm sau 38 trận) và hiệu số bàn thắng cao ngất ngưỡng (+28). So sánh với mùa giải cuối cùng của Dalglish thì có khác biệt khá rõ (hạng 8 với 52 điểm, hiệu số +7). Tuy nhiên, họ vẫn xếp sau Everton và thậm chí là không giành được bất kỳ danh hiệu nào (và không được dự cup châu Âu) nên đây không bao giờ được xem là một mùa giải thành công cả!

Ngoại trừ cùng sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 (sơ đồ đã trở nên quá phổ biến tại các giải đấu châu Âu ngày nay), có hai chi tiết giống nhau giữa thời Brendan Rodgers với thời của Kenny Dalglish là:

- Thứ nhất, vai trò của Gerrard ngày càng giảm sút. Với Kenny, vấn đề của ông là Gerrard đã không còn khả năng chơi bóng như chính anh thời đỉnh cao nữa, còn với Rodgers, vấn đề là ông đang muốn giảm bớt sức ảnh hưởng của huyền thoại sống này.

- Thứ hai, đội hình của cả hai cùng bị phụ thuộc quá nhiều vào Luis Suarez: Trong mùa 2011-2012 (thời Dalglish), mặc dù phải chơi hộ công, số bàn thắng mà Suarez ghi được nhiều gấp đôi các cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 2 của cả đội (17 so với 9), ngoài ra, anh (cùng với Charlie Adam) là cầu thủ có nhiều pha kiến tạo nhất đội (11 pha). Thực ra, con số thống kê không đủ để thể hiện hết những gì mà Suarez đã làm được, anh không ngừng quấy phá mọi hàng thủ, là trung tâm của hầu hết các đợt lên bóng, xuất hiện liên tục tại các điểm nóng, tung ra vô số đường chuyền quyết định (và chỉ 1 số ít là được các đồng đội tận dụng thành công)... Đến mùa giải trước, Suarez thậm chí còn hiệu quả hơn trước với 30 bàn (nhiều gấp 3 lần cầu thủ xếp sau là Sturridge) và 6 pha kiến tạo trong 44 lần xuất hiện, bình quân cứ 110 phút, anh tạo ra 1 bàn thắng. Một điều thú vị khác trong mùa giải này là: Suarez luôn được lựa chọn trong tất cả các trận đấu Premier League anh có thể tham gia, và chỉ có 2 trận trong số đó là anh bị thay ra giữa chừng (lượt đi trận gặp Wigan: ra sân phút 87, lượt về trận gặp Swansea: ra sân phút 78 khi đội đã thắng 5-0). Tính trong tất cả các trận đấu anh có thể tham dự trên toàn mặt trận, anh cũng chỉ không xuất hiện từ đầu đến cuối trong 4 trận đấu mà thôi!


Xét về lối chơi, triết lý chơi bóng của Rodgers được thể hiện hết sức rõ ràng: Tăng cường nhân sự khu trung tâm để chiếm lĩnh thế trận, triển khai tấn công chậm rãi và chắc chắn, hạn chế cầm bóng và tăng số lượng đường chuyền mỗi trận. Nhiều người cho rằng Rodgers đã triển khai lối chơi Tiki-Taka cho Liverpool, nhưng đó có phải là một quyết sách khôn ngoan?

- Thứ nhất, Tiki-Taka cưỡng chế cầu thủ cầm bóng quá lâu để hạn chế va chạm không cần thiết và bảo toàn thể lực. Các cầu thủ của Liverpool đã dốc bóng ít hơn nhiều so với trước (hệ quả là, Gerrard trong mùa giải đó chỉ thi đấu ít hơn 6 trận so với tổng số trận thi đấu 2 mùa trước), nhưng so với những gì mà nguyên mẫu của Tiki-Taka - Barcelona làm được thì không thể so sánh. Họ có quá nhiều cầu thủ được phép dốc bóng quá 4-5m, chạm bóng quá nhiều lần trước khi đẩy bóng cho đồng đội, đồng thời, các đường chuyền vẫn chưa truyền tải đủ thông tin như những gì đội bóng Catalan đã làm.

- Thứ hai, Tiki-Taka yêu cầu càng nhiều cầu thủ tấn công càng tốt: Liverpool thường xuyên kéo hai cầu thủ chạy cánh vào trung tâm, và cho phép Suarez chơi lùi sâu khi cần để tăng cường nhân số khu trung tâm. Lỗ hổng hai bên cánh được lấp lại nhờ việc đẩy cao cả hai hậu vệ cánh lên.

- Thứ ba, các cầu thủ trong Tiki-Taca không di chuyển trong phạm vi rộng, mà chỉ di chuyển trong khu vực cố định để nhận và tiếp bóng (điều này khiến cho mẫu cầu thủ con thoi như Gerrard bớt đi tầm ảnh hưởng của mình, nhưng dù sao thì anh cũng đã quá già để chơi bóng liên tục như thời Benitez), nhưng các cầu thủ của Liverpool hầu hết đều không phải mẫu cầu thủ di chuyển không bóng trong phạm vi hẹp đủ tốt, hệ quả là, khu trung tâm của họ tuy vẫn kiểm soát bóng khá ổn, nhưng đứng trước những đội bóng có tuyến tiền vệ mạnh, khu vực này thường xuyên bị xé rách tả tơi.

- Thứ tư, tuy cần nhiều cầu thủ tham gia chuyền bóng, Tiki-Taka vẫn cần một "mắt bão" để thống lĩnh thế trận. Thời của Brendan Rodgers, Gerrard đã quá già, và dù sao anh cũng không phải mẫu cầu thủ điềm nhiên chơi bóng kiểu đó, nhãn quan chiến thuật của Lucas không đủ tốt, Charlie Adam cầm bóng quá lâu (và phải ra đi), Aquilani "không chịu" lớn (cũng phải ra đi), Coutinho rất triển vọng, nhưng cũng không phải mẫu cầu thủ "thành thơi" kiểu đó, còn Henderson, Suso, Shelvey... thì còn lâu mới lớn.

- Thứ năm, quan trọng nhất, Tiki-Taka là triết lý bóng đá tấn công bằng tâm lý, nơi những kẻ lạnh lùng, kiên nhẫn và quyết đoán giăng ra cuộc chiến tâm lý song phương, ép đối phương không chịu nổi căng thẳng để tự vỡ trận. Các cầu thủ Liverpool từ bao đời nay đều là những chiến binh giàu nhiệt huyết, bắt họ kiên nhẫn trong chiến trận tâm lý quả là cực hình! Thường thì đối phương chưa vỡ, đội nhà đã... điên tiết rồi! Nhìn Suarez mà xem!

- Vấn đề cuối cùng mà Rodgers gặp phải với Tiki-Taka của mình là, các cầu thủ chạy cánh trước đây của Liverpool đều không phải mẫu cầu thủ chơi tốt khi bó vào trung lộ, trong khi những người mới thì gần như chỉ là những "cầu thủ dành cho tương lai". Với Tiki-Taka, ông không tận dụng được toàn bộ kỹ năng chơi bóng như một cầu thủ chạy cánh thuần túy của họ, và hệ quả là, đội bóng này đã không có đủ sức mạnh để cạnh tranh cho một suất tham dự giải châu Âu trong phần lớn thời gian diễn ra giải đấu. Dù những thay đổi trong mùa vừa rồi có thể sẽ là nền tảng cho thời gian sau, nhưng tôi nghĩ, nếu không sở hữu một siêu tiền đạo như Suarez, ông sẽ không mạo hiểm tới mức đó đâu!

4. Những khởi đầu mới, hay là Rodgers đã chuẩn bị được gì cho mùa giải mới?

Mùa giải không thành công vừa rồi khép lại với tương lai đầy bất trắc của Suarez vào cuối kỳ chuyển nhượng năm nay. 5 cầu thủ chuyển đến, và 6 người ra đi. Nhưng Liverpool chỉ có thể mạnh lên thay vì yếu đi: Downing không phù hợp với lối chơi mới, Caroll vẫn luôn là nỗi thất vọng, Spearing, Shelvey còn non kinh nghiệm, chỉ có Reina là đáng lo ngại, nhưng lại đã có Mignolet - thủ môn từng đã thi đấu rất thành công ở Sunderland (và đã đỡ được 1 quả penalty ngay trận đầu tiên mùa giải), Iago Aspas và Alberto đều là những cầu thủ Tây Ban Nha có khả năng chuyền bóng rất tốt, thậm chí, Alberto còn mang dòng máu La Masia - quê hương của Tiki-Taka. Đó là chưa kể sự trưởng thành đáng kinh ngạc của Coutinho. Coutinho: Liệu anh sẽ trở thành một Messi mới hay là một số 10 hiện đại?


Tôi chỉ xem duy nhất một trận đấu chuẩn bị mùa giải mới của Liverpool, đáng tiếc đó lại là trận thua 0-1 trước Celtic. Tuy nhiên, đó lại là một trận đấu thực sự thú vị, và đội bóng của ông Rodgers mới là đội xứng đáng với chiến thắng hơn.

Hiệp 1 trận đấu thể hiên được toàn bộ những gì mà Liverpool đã thể hiện trong suốt mùa giải trước: Liverpool cố gắng chuyền bóng mặc cho tam giác trung tuyến bị cắt xẻ tan nát bằng khả năng của các tiền vệ Celtic và kỹ năng chạy chỗ quá kém của Liverpool, Gerrard di chuyển hời hợt trong vị trí tiền vệ toàn diện trung tâm dạng thu hồi bóng, Coutinho quá ham mê tấn công, Downing thi đấu không hiệu quả khi bó vào trong..., và đương nhiên, khoảng cách giữa 2 trung vệ không được một tiền vệ trung tâm nào bảo vệ đã tạo ra bàn thắng duy nhất cho Celtic. Rõ ràng, với nền tảng thể lực chung, Liverpool đã đúng khi sử dụng phòng thủ khu vực thay vì pressing, nhưng bố trí khu trung tâm chưa tốt đã hại họ.

Sang hiệp 2, mọi thứ đã trở nên rất khác: Sturridge, một cầu thủ có khả năng chơi bóng rất rộng, vào sân, Coutinho được yêu cầu tích cực tranh chấp bóng hơn, và những pha lật cánh bắt đầu trở lại... Liverpool đã triển khai một lối chơi vững chắc và nhanh nhẹn hơn nhiều, và mặc dầu vẫn cố gắng phát huy khả năng cầm bóng, nhưng họ đã không còn duy trì lối chơi chậm nhàm chán và thiếu định hướng đó nữa, mà lộ rõ ý định ép sát đội hình đối phương vào trung lộ để tung ra những pha tấn công xẻ cánh. Thất bại? Đúng! Nhưng đó là vì Liverpool không may mắn, và Sturridge vẫn còn một con đường dài nữa để được như Suarez.

Trận đấu đầu tiên của mùa giải lại hơi khác một chút, sự thiếu hiệu quả của Coutinho trong trận gặp Celtic đã khiến Rodgers kéo anh dạt hẳn sang 1 bên để chơi bóng như một tiền vệ số 10 dạt cánh, kéo cả hai tiền đạo đích thực của mình là Sturridge và Aspas chơi như tiền đạo lùi, Lucas làm đinh móc, Gerrard phân bối bóng (xin xem phần tiền vệ trung tâm nếu có thắc mắc về tên gọi vị trí), và Henderson - một tiền vệ trung tâm đá dạt cánh để tăng cường khả năng tranh chấp.

Kết quả thực sự rất rõ ràng: Liverpool đã hạn chế được tối đa khả năng của một Stoke đang mùa chuyển giao quyền lực, phân phối bóng ổn định và an toàn nhờ lối chơi "thầm lặng" của Lucas, đường chuyền dạt cánh của Gerrard, lối chơi đầy tinh tế của Coutinho, và sự tinh quái của Sturridge.

Một cách đầy hào hứng, tôi nghĩ đến sơ đồ 4-6-0 từng làm nên thành công của M.U ở Champions League mùa giải 2007-2008. Hẳn nhiên, lối chơi của bộ ba Cris Ronaldo - Rooney - Tevez là khác hẳn so với những gì ta thấy ở Coutinho - Aspas - Sturridge. Nhưng về cơ bản, đó cũng là một chi tiết khá thú vị ở Liverpool mùa giải năm nay.

Thực ra, Henderson đã thi đấu không thực sự xuất sắc trong trận này, nhưng khi Suarez trở lại, Sturridge mới là cầu thủ xứng đáng được ưu tiên ở vị trí này, hậu vệ trái Enrique không thực sự xuất sắc, nhưng đã có Cissokho sắp chuyển đến, và Liverpool lúc này có lẽ cần một tiền vệ trụ đủ sức mạnh để giải phóng cho Gerrard hoặc Lucas, cả hai đều không phải (hoặc không còn) là mẫu tiền vệ sức mạnh cần thiết để đảm bảo an toàn cho hàng thủ.

Liệu trong những ngày cuối cùng kỳ chuyển nhượng mùa hè, điều gì có thể xảy ra?

Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

[Chùm ảnh] Các đội bóng những năm 60-70 đã chuẩn bị mùa giải mới như thế nào?

(Đường dẫn đến khung thành) - Khi mùa giải mới đã gần kề, các đội bóng trên khắp châu Âu vẫn đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh mới. Ngày nay người ta sẽ sử dụng chỉ số BMI (Body mass index) và những quy chuẩn ứng dụng của khoa học thể thao để hỗ trợ hồi phục thể lực cầu thủ. Nhưng vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, tất cả mọi thứ phải làm là chạy, chạy và chạy...

Ảnh dưới đây là của Arsenal ở London Colney vào trước thời của Wenger rất xa, vào năm 1961, với Billy McCullough, Gerry Ward và Danny Clapton:


Cùng thời điểm, các cầu thủ của Chelsea đang xếp hàng ở Ewell tại Surrey và tập chuyền bóng


Ở Grange Farm thuộc Chigwell, West Ham của Bobby Moore cũng đang chuẩn bị tích cực cho phần thập kỷ đầy hứa hẹn sau đó.


Mark Lazarus và Roy Bentley nhảy qua một băng ghế ở White City, đây là sân nhà của QPR trước khi chuyển đến Loftus Road


Ở Cheshunt, Jimmy Greaves và các đồng đội ở Spurs cũng đang chuẩn bị cho mùa giải mới. Đó cũng là mùa giải đầu tiên của ông ở đây.


Dave Mackay và Cliff Jones, cũng trong năm đó, giải trí giữa buổi tập bằng vài séc quần vợt.


Còn đây là vào năm 1965, nhưng bức ảnh quái đản này không phải là một phần của Swinging (London) Sixties. Người trong ảnh là Austin Powers.


Cũng trong năm 1965, cuối cùng các nhiếp ảnh gia cũng chịu ra khỏi London để đến nơi khác chụp ảnh. Ở đây là Port Vale, nơi mà Sir Stanley Matthews vừa bắt đầu làm HLV sau khi treo giày ở Stoke. Hẳn nhiên, ông vẫn chưa hết cảm hứng chơi bóng. Và...


Mùa hè năm 1967, mùa hè lịch sử của nhạc Pop với Summer of Love (mùa hè của tình yêu). LSD (Ca khúc nổi tiếng "Lucy in the Sky with Diamonds", bị cấm phát sóng do BBC lo ngại vì phần điệp khúc viết tắt tạo nên cụm từ LSD - một chất kích thích bị cấm) và Sgt Pepper (Viết tắt của Pepper's Lonely Hearts Club Band, album phòng thu thứ 8 của tứ quái huyền thoại The Beatles). Đây là cầu thủ chạy cánh mới của Millwall, Derek Posee (người ngồi trên vòng xoay ở Elham. Người đẩy là Lawrie Leslie, Keith Weller and Billy Neil. Nếu như bạn còn nhớ những người này, bạn sẽ không thể ngồi yên được đâu!


Năm 1968, Frank McLintock và cặp ghế mà gã khùng nào đó đã để lại Highbury


Năm 1969, Matt Busby chuyển đến M.U và Wilf McGuinness được thăng chức thành HLV trưởng. Ở M.U, ông là HLV của các cầu thủ mà 15 tháng trước đã chinh phục châu Âu. Và sau đó 16 tháng, ông bị sa thải để nhường chỗ cho Busby


Đến 1972, và vẫn ở Old Trafford, Denis Law chuẩn bị cho mùa giải cuối cùng ở M.U và Gerorge Best, người vừa bị kỷ luật.


Năm 1973, thành viên thứ ba trong "Chúa ba ngôi" của M.U chuyển đến làm HLV cho Preston. Ông đã trải qua mùa giải đầu tiên của mình với vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng. Và rồi, ông phải ra đi vào năm 1975 khi chỉ giúp Preston đạt vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng.


Mùa hè năm 1975, khi Charlton nghỉ hưu ở tuổi 37, "Butch" Wilkins, mới 18 tuổi, trở thành đội trưởng mới của một Chelsea vừa rớt hạng. Ở đây thì anh chàng thủ quân trẻ đã có 1 quyết định khá dại dột khi trèo lên chiếc Chopper, hình như còn liều lĩnh hơn cả giành lấy chiếc băng đội trưởng từ trên tay Harris nữa:



Năm 1976, người hàng xóm của Chelsea là QPR có lẽ "sang" hơn một chút khi Stan Bowles và Ian Gillard chạy xe máy. Có thể bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi, cho dù là những người kiểu như Djibril Cisse, hoặc chính bạn, lại dám làm điều đó trên sân tập


Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành

[Triết lý bóng đá]Liệu Tây Ban Nha có duyên nợ gì với vị trí số 10?

(Đường dẫn đến khung thành) - Suốt một thập kỷ qua, những nguyên tắc cố hữu của bóng đá đã chịu những biến động mãnh liệt chưa từng có trong lịch sử. Lối bóng đá đập nhả đầy bóng bẩy từ vùng đất Flamenco đã có cuộc lật đổ vĩ đại, buộc vũ điệu Samba từng thống trị làng túc cầu thế giới suốt một thời gian dài phải cúi mình. Tiki-taka của Barcelona và Tây Ban Nha, sau khi chinh phục hết thảy mọi danh hiệu cũng như tình yêu của giới mộ điệu, đã trở thành biểu tượng, là hình ảnh mới của Joga Bonito huyền thoại.


Về cơ bản Tiki-Taka, hoàn toàn mâu thuẫn với lối bóng đá cá nhân, đặc biệt là “số 10” (Fantasista) – loại cầu thủ sinh ra để được làm nhân vật chính, làm “mắt bão” cho thứ bóng đá tấn công đẹp mắt và sáng tạo. Nói như thế có nghĩa là, trong thời đại của Tiki-Taka, vai trò của một vị trí sáng tạo lối chơi đã trở nên lỗi thời? Nghĩa là trong lịch sử, bóng đá Tây Ban Nha tiền kỳ Tiki-Taka phải chăng cũng đã từng sử dụng một cầu thủ số 10 nào đó?

Mặc dù trong thế hệ vàng hiện tại, Tây Ban Nha đang may mắn sở hữu một số lượng những nhà kiến thiết nhỏ bé và xuất sắc nhiều đến kinh ngạc, nhưng trong quá khứ, họ chưa từng làm được điều tương tự. Điều này hoàn toàn đối lập với các quốc gia Latin khác như Brazil, Ý, Pháp, và Argentina, quê hương của những số 10 huyền thoại như Zico, Baggio, Platini và Maradona… danh sách này thậm chí còn có thể kéo dài hơn với Rui Costa của Bồ Đào Nha và Gheorghe Hagi của Romania. Nhưng với Tây Ban Nha, mọi thứ lại hoàn toàn khác!

Thực ra, về vấn đề này, sẽ thật cẩu thả nếu ta dễ dàng bỏ qua Luis ‘Luisito’ Suarez, ngôi sao của Barcelona và Inter Milan. Sau tất cả, tiền vệ từng giành quả bóng vàng năm 1960  đã trở thành người đầu tiên (và vẫn là duy nhất) của Tây Ban Nha xứng đáng với hai chữ huyền thoại. Tuy nhiên, theo những gì tôi biết thì, Luis Suarez có rất ít, hoặc thậm chí là hoàn toàn không có những tố chất phù hợp với chiếc áo số 10: Bất kể việc bắt đầu sự nghiệp như một tiền đạo, nhưng ông chỉ thực sự tỏa sáng ở vai trò tiền vệ kiến thiết lùi sâu ở Inter Milan.

Luis Suárez Miramontes
Các cầu thủ “số 10”, thường là những tiền đạo lùi (hoặc tiền vệ công) sáng tạo có kỹ năng chơi bóng tốt nhất đội, đồng thời cũng là người truyền cảm hứng cho phần còn lại của đội bóng. Họ là mẫu cầu thủ có nhãn quan chiến thuật xuất sắc, khả năng chuyền bóng, dốc bóng đột phá, và dứt điểm tốt để tự mình tạo ra đột biến, hoặc biến một đội bóng tầm trung thành một tập thể xuất sắc.

Khái niệm này có thể đúng với hầu hết các quốc gia, nhưng với Tây Ban Nha thì không! Số 10 ở Tây Ban Nha, trong suốt chiều dài lịch sử của nó, không được ngưỡng mộ nhiều, thậm chí được sùng bái như ở các quốc gia Mỹ Latin và châu Âu. Ở Tây Ban Nha, người ta chỉ tán tụng thủ môn là số 9 (tiền đạo sát thủ).

Truyền thống bóng đá ở đất nước này không ngưỡng vọng số 10, nhưng Furia Roja lại đề cao lối chơi máu lửa, tốc độ, và lòng nhiệt huyết như là những thuộc tính có giá trị thực sự - một quan điểm khá giống với người Anh – với Athletic Bilbao của những năm 80 thế kỷ trước là đại diện tiêu biểu. Và vì thế, Anh và Tây Ban Nha trở thành hai trong số rất ít những nền bóng đá không có sùng bái tôn giáo lên một số áo nào đó.

Hai vấn đề khác là, thứ nhất, trước những năm 80 của thế kỷ trước, các đội bóng của Tây Ban Nha có truyền thống tấn công trung lộ (interiores – chiến thuật yêu cầu các cầu thủ chạy cánh chơi bó vào trong khi đội nhà tấn công), và các cầu thủ đá cánh, những người thường mang số 8 và 10, có vai trò tương tự như nhau. Từ đó, vị trí số 10 bị đe dọa nghiêm trọng lần thứ nhất, để trở nên không còn đặc biệt nữa! Thứ hai, các đội trưởng thường trái tim của đội bóng thường là tiền vệ trung tâm hoặc trung vệ thay vì một vị trí tương đối cao như tiền vệ công hay tiền đạo lùi. Không có số 10 nào ở vị trí thấp như thế hết!

Hẳn nhiên, không phải là không có ngoại lệ ở La Liga, vẫn có một vài số 10 được “nhập khẩu” vào đây. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt cầu thủ ngoại quốc đến với Tây Ban Nha để khỏa lấp sự thiếu thốn trầm trọng các Fantasista ở đất nước này. Nhưng luật định mới để hạn chế ngoại binh như cầu thủ phải có gốc Tây Ban Nha, hoặc nửa quốc tịch Tây Ban Nha… được đưa ra. Và hẳn nhiên, một loạt cầu thủ Mỹ Latin “gốc Tây Ban Nha” đầy bí ẩn ra đời. Sid Lowe của The Guardian nói:
Chưa bao giờ trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha lại có tỷ lệ cầu thủ Argentina lớn đến như vậy. Một vụ bê bối lớn, nhưng là hệ quả hết sức hiển nhiên của chính sách siết chặt chuyển nhượng ngoại binh của liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha: Các cầu thủ Mỹ Latin đột nhiên “phát hiện” ra cha mẹ, hoặc ông bà gì đó của mình là người Tây Ban Nha. Thống kê từ một luật sư ở Barcelona vào thời gian đó (những năm 1970) cho thấy: Có đến ¾ giấy từ chứng thực là giả







Phải chăng, sự gia tăng số lượng cầu thủ thuộc những nền bóng đá khác nhau đã có những ảnh hưởng nhất định đến cách mà người TBN nghĩ về số 10? Có vẻ như khát khao sở hữu một số 10 thực sự trong đội hình chỉ là do bị ảnh hưởng bởi triết lý bóng đá Mỹ Latin thời điểm đó. Và việc nhập khẩu Fantasista cho thấy người Tây Ban Nha, đất nước không bao giờ nhất quán giữa chiến lược đào tạo và nhu cầu sử dụng cầu thủ, thèm khát đến như thế nào mẫu cầu thủ có nhãn quan chiến thuật xuất sắc và kỹ thuật tuyệt vời đến như thế nào.

Một cuộc phỏng vấn thú vị với huấn luyện viên trưởng của học viện đào tạo cầu thủ trẻ Liverpool, ông Rodolfo Borrell, người từng là HLV đội trẻ của Barcelona trong 14 mùa giải, là người trực tiếp giám sát sự phát triển của Lionel Messi và Cesc Fabregas trong thời gian họ thi đấu ở đội trẻ:

(Khi được hỏi, liệu ông có nghĩ một số lượng lớn số 10 ngoại binh xuất hiện ở La Liga là bởi vì các học viện bóng đá tập trung phát triển khả năng chơi bóng đồng đội, thay vì kỹ thuật cá nhân cho mỗi cầu thủ hay không, ông trả lời: )
Không! Tôi chỉ muốn nói rằng, ta phải nhìn nhận bóng đá theo đúng quan điểm xã hội mà nó tồn tại. Ý tôi là, trong khi một số nền bóng đá, trẻ em vẫn được thoải mái chơi bóng trên đường phố, bãi biển, hoặc công viên, một số khác lại ngăn cấm vì coi đó là những nơi quá nguy hiểm cho chúng.
Trong thời gian tôi làm việc ở Barcelona, chúng tôi đã tìm hiểu từng cầu thủ một trong toàn bộ các cầu thủ trẻ có mặt ở đây. Rồi tình cờ chúng tôi phát hiện ra chỉ một số ít tài năng trẻ là ở trung tâm, trong khi số còn lại đều sống ở ngoại ô. Một trong số các lý do là, trong khu trung tâm, tất cả mọi thứ ở đây chỉ là đường phố và xe cộ. Với Tây Ban Nha, bạn không thể chơi bóng ngoài đường được!
Ngoài ra, trong các xã hội phát triển về kinh tế, những đứa trẻ có quá nhiều thứ để chơi ở trong nhà. Hiển nhiên, nếu trẻ nhỏ có một máy Playstation, hoặc hàng tá thứ khác ở trong nhà, chúng sẽ dán chặt vào ghế sofa cho đến khi có người đuổi chúng ra khỏi đó. Nhưng nếu trẻ không có gì cả, trừ quả bóng, món đồ chơi duy nhất của khoảng 20 đứa nữa trong xóm, chúng có thể làm gì ngoài chơi bóng? Bóng đá làm một môn thể thao, và chỉ có luyện tập không ngừng mới giúp bạn chơi tốt.
Điều này có nghĩa là gì? Nếu một cầu thủ trẻ là một cầu thủ bóng đá đường phố giỏi, thì đó cũng sẽ là một cầu thủ giàu kỹ thuật cá nhân và có cá tính. Vì sao ư? Vì chơi bóng trên đường phố nghĩa là phải chơi trên những điều kiện sân bãi khác nhau. Điều khiển bóng từ đó không phải là việc dễ dàng nữa! Bạn sẽ phải học cách để mà lách qua hàng tá các vật cản, hầm hố… không mong muốn… Đó là điều kiện để tạo ra những kỹ năng tuyệt vời cho một số 10. Thứ hai, khi bạn chơi bóng với hàng xóm hoặc bạn bè (trên đường phố), bạn có thể phải chơi bóng với  những đứa 12-13 tuổi, nhưng cũng có thể là những người 18-20 tuổi. Thứ ba, có thể quả bóng bạn chơi không phải là một quả bóng tốt, và bạn thì phải đang cố để điều khiển nó.
Môi trường làm nên một cầu thủ xuất sắc. Không phải tất cả, nhưng đa số là vậy. Từ môi trường bóng đá đường phố, những Maradona, Cruyff, Pele, Messi, Aguero, Tevez… ra đời. Ấy là tôi chưa nói tới tác dụng của các khóa đào tạo

Đó là một cái nhìn sâu sắc từ một trong những người làm nên thành công của lò đào tạo bóng đá nổi tiếng La Masia, cái nôi của Tiki-Taka..

Nhiều năm sau đó, liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha đã có một số cải cách quan trọng để giải quyết bê bối của những năm 70. Và hệ quả là, các cầu thủ trẻ của họ đã được hưởng lợi rất nhiều từ các ngoại binh số 10. Iniesta, Mata, Fabregas, David Silva, Cazola… - những cầu thủ có lối chơi rất gần với số 10 cổ điển - bắt đầu chứng tỏ được khả năng của mình như những Fantasista đầu tiên của Furia Roja.

Vậy điều gì đã ảnh hưởng trực tiếp, và làm thay đổi triết lý bóng đá Tây Ban Nha? Và chúng xảy ra từ bao giờ? Graham Hunter, phóng viên tờ Sky Sport cho biết:
Tôi chắc chắn 100% rằng lý do đó là Cruyff. Ngay từ lúc đặt chân đến đây, vào ngày 25/10/1973, ông đã bắt đầu khiến cả Tây Ban Nha của thống chế Francisco Franco phải rùng mình, chơi bóng và rao giảng về triết lý bóng đá tổng lực, triết lý bóng đá làm chấn động thế giới, của riêng ông. Thời điểm đó, chế độ của Franco đã sắp kết thúc, người Tây Ban Nha đang bắt đầu đón nhận một thời đại mới. Và Cruyff trở thành một biểu tượng mẫu mực.
Rồi Cruyff ra đi, nhưng ông lại trở lại vào 10 năm sau đó để tạo ra Dream Team và một thời đại mới mang thương hiệu Tây Ban Nha. Họ đã giành được hết danh hiệu này tới danh hiệu khác trên đấu trường châu Âu. 5 danh hiệu và một triết lý bóng đá hoàn toàn khác biệt, đó thực sự là một huyền thoại.

Ngoài ra, cũng trong thời gian này, Barcelona đăng cai thế vận hội 1992, và tuyển Olympic bóng đá Tây Ban Nha vô địch với một lối chơi ấn tượng. Điều này đã truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo trong nhiệm vụ cách tân một nền bóng đá.

Các tiền vệ công nhỏ bé nêu phía trên bất ngờ phù hợp hoàn hảo với triết lý bóng đá Tiki-Taka, cũng là những ví dụ về mẫu cầu thủ tổ chức hiện đại mặc dù những người như Iniesta và David Silva giống với hầu hết những số 10 cổ điển. Ngoài những người trên, bóng đá Tây Ban Nha còn sở hữu không ít cầu thủ đẳng cấp, có phẩm chất thiên bẩm như Guti của Real Madrid, nhiều tiềm năng như Julen Guerrero của Bilbao, tinh quái như Ivan de la Pena của Barcelona, hãm nhịp xuất sắc như Carlos Valeron, người được Graham Hunter ưu ái gọi tên “Zidane của Tây Ban Nha”. Hunter nói: “Anh ấy là một cầu thủ đặc biệt! Tôi rất thích anh ấy! Ở cái tuổi đó, người ta vẫn có thể thấy sự thông minh và khát khao chiến thắng trong anh lớn đến chừng nào!


Một phân tích của Graham Hunter về Valeron, nhưng có giá trị tương đối phổ quát cho các tiền vệ kiến thiết bóng:
Tôi cho rằng, ngay khi bạn nhận được bất kỳ một câu hỏi nào về một tiền vệ kiến thiết, bạn phải xác định rằng, lối chơi của họ chỉ đơn thuần là đẹp mắt, hay thực sự hiệu quả. Valeron luôn luôn, luôn luôn muốn chiến thắng và mang lại những điều tốt nhất cho lối chơi cả đội.





So với Mỹ Latin, mẫu cầu thủ số 10 ở Tây Ban Nha bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra toàn đội một cách chậm rãi hơn, tuy nhiên, sau một thế hệ được truyền cảm hứng, cũng như nỗ lực có ý thức, để tạo ra một thứ bóng đá giàu kỹ thuật, Tây Ban Nha đã có 2 chức vô địch châu Âu và 1 World Cup nhờ phép màu của các tiền vệ kiến thiết. Cả thế giới đang nhảy múa theo điệu Tiki-Taka.

Trúc Phong
Dịch từ: Fantasista10.co.uk

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Papadopoulos có phải là một vụ chuyển nhượng mạo hiểm?

(Đường dẫn đến khung thành) - Khi mà tương lai của Suarez vẫn còn rối như tơ vò, Brendan Rodgers rõ ràng có rất nhiều lý do để tăng cường sức mạnh đội hình, chí ít là để đội bóng của ông bớt phụ thuộc vào (và từ đó là bớt tổn thất vì sự ra đi của) tiền đạo người Uruquay này.

Hẳn nhiên, trong tương lai, nếu như Suarez ra đi, Hàng công Liverpool sẽ thực sự gặp vấn đề khi Sturridge, Borini và hạn hữu là Luis Alberto đều... chưa lớn và Gerrard thì không còn sung mãn như thời gian trước. Nhưng trong thời điểm hiện tại, vị trí trung vệ mới là nơi đáng được bổ sung đầu tiên: Đội bóng vùng Merseyside mới chỉ mang về đúng một mình lão tướng Kolo Toure để lấp vào vị trí mà Jamie Carragher bỏ lại, trong khi Brendan Rodgers thì lại đang muốn tống Martin Skrtel sang Napoli của Rafa Benitez.

Tôi không cho rằng Brendan Rodgers lại dám liều lĩnh sử dụng thường xuyên một cầu thủ đã 32 tuổi như Kolo Toure cho một trong hai vị trí trung vệ, vốn đã không lấy gì làm mạnh mẽ của mình, và những cầu thủ kiểu như Coady thì...còn lâu mới lớn. Liverpool cũng có vẻ như không có tiền để mua một ngôi sao thực sự (một ngôi sao có lẽ cũng sẽ khó chấp nhận đến đây khi mà đội bóng này sẽ không được tham dự giải châu Âu mùa sau). Vì thế, hợp đồng mượn trung vệ trẻ (và đang phát triển tốt kiểu như Papadopoulos) với điều khoản mua đứt vào năm sau có thể sẽ là chính sách chuyển nhượng của Liverpool lúc này.

Papadopoulos là một chiến binh bẩm sinh. Nhưng bóng đá Hi Lạp không bao giờ thiếu thốn những chiến binh như thế. Chỉ 10 trận thi đấu chính thức cho Olympiakos, Papadopoulos đã đến Bundesliga từ một quyết định đầy mạo hiểm của Schalke. Từ đó đến nay, trung vệ trẻ này cũng đã có 16 trận thi đấu quốc tế, ghi được 4 bàn thắng.

Nhưng cổ động viên của The Reds cũng có cớ để an lòng khi chí ít, Papadopoulos là mẫu người khao khát thi đấu đỉnh cao thực sự chứ không phải loại chơi bóng chỉ vì tiền như rất nhiều cầu thủ trẻ hiện nay. Anh từng từ chối lời đề nghị từ gã nhà giàu Zenit St. Peterburg để ở lại Bundesliga. Và mặc dù Liverpool không được chơi ở giải châu Âu mùa tới, việc chuyển đến Anfield vẫn sẽ là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của cầu thủ trẻ này.

Papadopoulos chỉ xuất hiện được đúng 10 trận trong suốt mùa giải trước vì chấn thương. Nhưng phong độ của anh khi trở lại là thực sự thuyết phục.


Thứ nhất, sức mạnh và khả năng bật cao của cầu thủ trẻ này khiến nhiều người tưởng rằng anh ta còn cao hơn nhiều so với 6'' chiều cao thực tế (tương đương khoảng 183cm), hệ quả là, hết tiền đạo này tới tiền đạo khác bị anh đánh bại mỗi khi tranh chấp bóng bổng (giành chiến thắng đến 83.3% các pha tranh chấp). Thống kê cho thấy chỉ có 3 trên tổng số tất cả các trung vệ có ít nhất 10 trận thi đấu chính thức ở 5 giải đấu hàng đầu châu Âu mùa giải trước là có tỷ lệ chiến thắng bóng bổng tốt hơn trung vệ này. Nếu thực hiện một so sánh nhỏ, thì thành tích chiến thắng trung bình 3 pha tranh chấp trên không mỗi trận của anh thậm chí còn tốt hơn cả trung vệ tốt nhất của Liverpool hiện tại, người sẽ đá cặp với anh trong trường hợp chuyển đến Anfield là Daniel Agger.

Thứ hai, ở Bundesliga chỉ có Kiesling và Mandzukic là có tỷ lệ đánh đầu mỗi trận cao hơn Papadopoulos (0.8 pha/trận). Cộng thêm trung bình 1 cú sút/trận, anh thậm chí còn làm tốt hơn cả 2 trung vệ hàng đầu của Đức là Naldo và Hummels. Khả năng đó sẽ là sự bổ sung tuyệt vời cho một đội hình chỉ ghi được 15.5% số bàn thắng từ 57 pha cố định (thấp thứ tư PL) như Liverpool.

Đương nhiên, một thống kê trung bình chỉ dựa vào 10 trận thi đấu chính thức thì rất dễ không chính xác. Nhưng trong mùa giải trước đó, mùa giải mà Papadopoulos chỉ bỏ lỡ đúng 5 trận, trung vệ mới 20 tuổi (vào thời điểm đó) này cũng đã thể hiện những phẩm chất tuyệt vời và khả năng tiến bộ thần tốc của mình. Tỷ lệ tắc bóng trung bình của anh mùa giải trên là 3.7 pha/trận và tỷ lệ chặn bóng trung bình là 4.1 pha/trận. Mùa đó, chỉ có 4 cầu thủ có tỷ lệ tắc bóng tốt hơn như thế ở Bundesliga.

Trong mùa giải gần nhất, tỷ lệ chặn bóng của Papadopoulos giảm xuống còn 2.9 pha/trận, nhưng khả năng chuyền bóng lại ấn tượng hơn (và đây có lẽ là lý do chủ yếu để Rodgers muốn có anh): Trung bình 38.8 đường chuyền/trận vói độ chính xác 80.2% đã tăng vọt lên thành 53.8 và 89%. Chỉ có 10 cầu thủ thi đấu ít nhất 10 trận ở Bundesliga là có tỷ lệ ấn tượng hơn, và 8/10 cầu thủ đó là người của Bayern Munich.

Bất chấp bị chấn thương chen ngang, trang web WhoScored.com vẫn đánh giá anh là trung vệ thi đấu hiệu quả nhất Bundesliga với 7.45 điểm. Và hẳn nhiên, vì anh chỉ vừa mới bắt đầu tập luyện trở lại, anh cần phải mau chóng là chính mình nếu muốn nửa đỏ của Merseyside xúc tiến thương vụ sẽ đưa anh đến bóng đá đỉnh cao này.


Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

[Positions series] Tiền vệ trung tâm - chìa khóa sức mạnh mọi đội bóng

(Đường dẫn đến khung thành) - Series này được bắt đầu bằng loạt vị trí phức tạp nhất của hệ thống bóng đá hiện đại: Các vị trí tiền vệ trung tâm.


1. Tiền vệ và tiền vệ trung tâm:

Vì là bài viết đầu tiên của tuyến tiền vệ, cũng là bài đầu tiên trong series, tôi sẽ lần lượt điểm qua về vị trí tiền vệ trước khi đề cập đến những vị trí của tiền vệ trung tâm.

1.1. Tiền vệ:

Tiền vệ là những vị trí nằm ở giữa đội hình thi đấu theo chiều dọc, khu vực hoạt động chủ yếu là ngay sau các tiền đạo và trên hậu vệ. Trong đa số các bảng biểu diễn chiến thuật, người ta dùng màu xanh dương để phân biệt tiền vệ với các vị trí khác. Các tiền vệ trong một số trường hợp cũng được yêu cầu đá rất thấp để tập trung bảo vệ khung thành hoặc trực tiếp ghi bàn, nhưng nhiệm vụ chính của họ vẫn là điều tiết lối chơi, tổ chức phòng ngự từ xa và phát động tấn công. Với bóng đá hiện đại, tiền vệ quan trọng đến nỗi: "Không có bất kỳ một đội hình mạnh mẽ nào không sở hữu ít nhất một tiền vệ xuất sắc". Nói cách khác, không có tiền vệ xuất sắc nào trong đội hình thì không có cách nào để vươn lên trở thành một đội bóng xuất sắc.

Cùng với sự phát triển của hệ thống chiến thuật hiện đại, số lượng và chất lượng của các tiền vệ không ngừng được nâng cao. Việc phân loại tiền vệ từ đó cũng trở nên phức tạp hơn. Dưới đây, chúng tôi chỉ liệt kê một vài mẫu tiền vệ điển hình và có sức ảnh hưởng tương đối lớn với sự hình thành và phát triển chiến thuật.

1.2. Tiền vệ trung tâm:

Tôi không nghĩ rằng một đội bóng nào đó lại có thể thành công với một sơ đồ không tiền vệ trung tâm. Trung tâm là khu vực quan trọng nhất của sân đấu: Là ngả đường nối kết toàn bộ hệ thống công - thủ. Từ khu vực này, người ta có thể dễ dàng mở bóng ra hai cánh, đâm thẳng vào trung lộ, chủ động phá vỡ mọi hướng tấn công của đối thủ... Tất cả mọi phương án tác chiến đều phải đi qua khu vực huyết mạch này, kể các các chiến thuật phản công vượt tuyến hoặc khoét cánh.


Chính vì yêu cầu hết sức quan trọng đó, vị trí trung tâm luôn yêu cầu những cá nhân có thể lực, kỹ thuật và nhãn quan chiến thuật cực tốt, thậm chí là tốt nhất, và là nhân tố chủ yếu để đánh giá sức mạnh toàn đội (hẳn nhiên khi đội bóng có những siêu sao thuộc vị trí khác thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác). Barcelona và Real Madrid của Tây Ban Nha, Arsenal, Man City của Anh, Juventus, AC Milan, Inter Milan của Ý, Bayern Munich, Dortmund của Đức... đều là những ví dụ tương đối rõ ràng.

Manchester United có thể là một ngoại lệ: Cả Darren Fletcher, Anderson, Michael Carrick... đều là những cầu thủ... thường thường bậc trung so với trình độ của đội. Thực ra, cả 3 tiền vệ này đều có khả năng chuyên môn rất cao, nhưng so với một đội bóng đã 6 lần vô địch Premier League, đoạt 1 cup FA, 3 cup Liên đoàn, 5 Siêu cup nước Anh, 1 cup Champions League và 1 cup thế giới các CLB trong 10 năm trở lại đây thì có chút... không tương xứng.

2. Các mẫu tiền vệ trung tâm trong bóng đá hiện đại:

2.1. Tiền vệ toàn diện trung tâm (Center Midfielder)

Mẫu tiền vệ này ngày một ít xuất hiện hơn trên bản đồ bóng đá đỉnh cao. Đây có thể là một điểm tiến bộ khi mà bóng đá ngày càng trở nên phức tạp, biến hóa, và mang tính chuyên biệt cao hơn còn tiền vệ toàn diên trung tâm thì lại quá... toàn diện.

Trong quá khứ, các tiền vệ toàn diện trung tâm không chỉ được xem là "mắt bão", tổ chức tất cả các đợt tấn công, mà còn là vị chỉ huy của hệ thống phòng ngự. Chơi ở vị trí trung tâm vốn đã rất khó khăn và chênh vênh "như đi trên dây, nghiêng một chút là ngã", nhiệm vụ tiền vệ toàn diện trung tâm lại càng khó khăn. Và khi mà tốc độ, sức mạnh trong mỗi trận đấu cũng mật độ thi đấu tăng cao, các cầu thủ tiền vệ toàn diện trung tâm "kiểu cổ" đã không còn đủ khả năng để làm chủ trận đấu, hoặc ít nhất là giữ được phong độ ổn định để làm chỗ dựa tinh thần cho cả đội nữa. Thậm chí, họ còn trở thành gánh nặng cho 10 cầu thủ còn lại vì áp lực và yêu cầu quá lớn của chiến thuật.

Với bóng đá hiện đại, vai trò của vị trí tiền vệ toàn diện trung tâm đã hoàn toàn thay đổi so với trước đó. Nói 1 cách ngắn gọn, tiền vệ toàn diện trung tâm là 1 tổng hòa của tất cả các vị trí tiền vệ trung tâm. Họ không còn công thủ "toàn diện" đúng như tên gọi của mình thời gian trước đó nữa, mà bắt đầu tùy biến liên tục theo yêu cầu chiến thuật của từng HLV một: Giới hạn tối đa sức sáng tạo, trám vào chỗ trống khu trung tuyến, triển khai bóng, di chuyển mở rộng không gian hoặc duy trì cự ly giữa các tuyến, hỗ trợ công thủ .v.v. Khu vực hoạt động bị thu hẹp khá nhiều so với trước, chỉ vào khoảng 1/2 chiều dài đội hình toàn đội (chứ không phải chiều dài sân), các tiền vệ toàn diện kiểu mới này ban đầu được hiểu như là cầu nối đơn thuần giữa các tuyến.

Từ những biến đổi thiếu hệ thống, người ta dần dần xác định nhiệm vụ cụ thể của mẫu tiền vệ toàn diện trung tâm kiểu mới thành hai loại: Mẫu tiền vệ điều phối bóng và mẫu tiền vệ đinh móc.

Đặc điểm chung để vẫn giữ cả 2 loại tiền vệ này trong 1 khái niệm tiền vệ toàn diện trung tâm là nhờ khả năng "làm cầu nối" với tỷ lệ chuyền bóng (và chuyền bóng chính xác) cao đặc biệt. Một vài biến thể nhỏ lẻ của cả 2 có thể ít chuyền bóng hơn, và di chuyển không bóng nhiều hơn, nhưng vẫn thống nhất về vai trò.

Mẫu tiền vệ ít được quan tâm hơn (và là một trong những lý do khiến họ ngày càng ít được trọng dụng là tiền vệ đinh móc. Tiền vệ đinh móc (khái niệm tôi sử dụng từ bài viết "Denilson - Nếu không như Falcao thì thực sự anh là ... ai ?" đăng tại arsenal.com.vn ). Mẫu tiền vệ này là vị trí theo chủ nghĩa cầu toàn nhất thế giới: Khi có bóng, họ đơn thuần chỉ là đầu mối trung chuyển của tuyến tiền vệ, đưa bóng từ một vị trí phòng thủ sang vị trí phát động tấn công, kéo bóng từ vị trí bị tranh chấp vào khu vực an toàn, còn khi mất bóng, thì những "cái đinh móc" này sẽ là người "kềm chân thuần túy" các đợt tấn công của đối thủ để tuyến sau tái lập phòng thủ. Họ it khi mất bóng bởi vì không bao giờ mạo hiểm (và cũng không được phép mạo hiểm), ít khi chuyền bóng hỏng vì không có nhu cầu chuyền bóng vào khu vực đông đối thủ... Nói chung, đó là những người xuất sắc trên bảng thống kê và tệ hại trong biểu hiện thực tế.

Diaby là một trong những cầu thủ thi đấu khá tốt ở vị trí "đinh móc"
Một số cầu thủ đinh móc không trực tiếp chuyền bóng nhưng vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ cầu nối bằng cách di chuyển không bóng, tự tạo không gian và giải phóng cho các đường chuyền của đồng đội. Những người này ít khi cầm bóng, và bị hạn chế dốc bóng nên thực sự "rất thầm lặng" trên các bảng thống kê cũng như biểu hiện thực tế.

Mẫu tiền vệ được chú trọng phát triển hơn, và thực sự rất được ưa thích hiện nay là tiền vệ toàn diện kiểu điều phối bóng. Loại tiền vệ này khiến rất nhiều người liên tưởng đến tiền vệ phòng ngự dạng điều phối bóng kiểu Brazil (Volante) hoặc tiền vệ kiến thiết trung tâm. Cũng phải! Vì họ là điểm giao thoa giữa 2 loại tiền vệ này. Các tiền vệ điều phối bóng này đôi khi tự phát động tấn công bằng những đường chuyền vượt tuyến như các tiền vệ kiến thiết và kiến thiết lùi sâu, hoặc giữ thói quen phòng ngự chủ động khi mất bóng, cũng như đẩy bóng ra hai biên khi có bóng tương tự như các Volante. Nhưng họ không phải là những người được yêu cầu chỉ huy phòng thủ như Volante hoặc tấn công như tiền vệ kiến thiết. 

Xabi Alonso - tiền vệ điều phối hàng đầu
Nhiệm vụ cầu nối bằng những đường chuyền có độ chính xác cao trải đều khắp các vị trí khiến các tiền vệ này trở nên thực sự đặc biệt: Không cần biết các cầu thủ khác đang nằm ở đâu, những cầu thủ này bị buộc phải thực hiện 2 nhiệm vụ là đứng cố định trong khu trung tâm để không làm vỡ đội hình phòng thủ và tung những đường chuyền chinh xác để nối kết với nhà tổ chức tấn công đang nằm đâu đó phía trên. Nếu như vị trí đinh móc di chuyển để giữ cự ly, các cầu thủ điều phối bóng dùng đường chuyền của mình để làm điều đó.

Tôi từng có cảm giác là một tiền vệ điều phối như Xabi Alonso sẽ gặp khó khăn khi phải chơi bên cạnh một tiền vệ kiến thiết trung tâm như Xavi thay vì một cầu thủ chơi rộng hơn như Gerrard ở Liverpool hay cao hơn như Özil ở Real. Nhưng thực tế thì cả hai cầu thủ này đã phối hợp rất tốt ở đội tuyển. Đương nhiên, đó là khi Alonso được yêu cầu đá thấp hơn một chút và Xavi thì lại quay ngược lại sử dụng những đường chuyền dài của anh cho những sáng tạo của mình.

2.2. Tiền vệ kiến thiết trung tâm (Playmaker):

Với khả năng của bộ đôi Xavi - Iniesta, mà tiền thân gần gũi nhất là Pep Guardiola (xa hơn, và nổi danh hơn là Luis ‘Luisito’ Suarez), không còn nghi ngờ gì nữa, Tây Ban Nha chính là quê hương của mẫu tiền vệ kiến thiết trung tâm đặc biệt hàng đầu thế giới. Các tiền vệ này không phải là những người được giao trách nhiệm phòng thủ! Họ không có đủ kỹ năng và thể lực để có thể gây khó khăn cho những cầu thủ tấn công thực sự xuất sắc của đối thủ nhưng lại có thừa khả năng sáng tạo, nhãn quan chiến thuật và những kỹ năng xuất chúng để tung những đường chuyền phá vỡ hệ thống phòng ngự của đối phương. 

Xavi
Khác với các tiền vệ tấn công thuần túy, những người chịu trách nhiệm tổ chức tấn công ở vị trí tương đối cao trong đội hình (ở vào khoảng 4/5), những cầu thủ kiến thiết trung tâm thường có thể hình không lý tưởng này được an toàn trước các trung vệ cao to của đối thủ, nhờ đó, họ có nhiều không gian hơn để phát huy tối đa khả năng của những đường chuyền, từ tầm ngắn và trung bình (cho các tiền đạo lùi, tiền vệ tấn công, hoặc tiền vệ cánh) đến các pha bóng vượt tuyến cho các tiền đạo cắm (điều này có lẽ dễ gặp hơn ở Deco - một người Bồ Đào Nha - thay vì Xavi). Không khó hiểu khi những người như Xavi, và trước đó là Guardiola lại đạt đến đỉnh cao sự nghiệp ở... tuổi băm.

Một vài tiền vệ kiến thiết trung tâm được cho phép hoạt động tự do ở một vị trí cao hơn (như Iniesta ở vị trí khoảng 3,5/5 đội hình) để giữ cự ly, kết nối tuyến trên hoặc dốc bóng đột phá như một "tiền vệ số 10 dạng chăm chỉ" (ở vị trí thấp hơn), tuy nhiên, xét về vị trí và cường độ vận động, họ vẫn không thể được xem là một tiền vệ tấn công thực sự, mà chỉ là tiền vệ trung tâm nhô cao mà thôi!

Iniesta
Hẳn nhiên, việc bố trí một nhân tố không có nhiều kỹ năng phòng thủ như tiền vệ kiến thiết trung tâm vào đội hình có thể là một quyết định mạo hiểm. Vì thế, trong cơn ám ảnh về bộ đôi nghệ sĩ kiến tạo và kẻ hủy diệt của bóng đá châu Âu, tiền vệ kiến thiết trung tâm đã từng bị vị trí "số 10" (với vị trí thi đấu cao hơn, nguy hiểm hơn cho đối thủ và an toàn hơn cho đội nhà) hủy diệt cơ hội chơi bóng đỉnh cao. Việc Pep Guardiola phải từ giã sự nghiệp ngay ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp là bằng chứng hiệu quả nhất.

Bài báo của Gabriele Marcotti trên The Times viết nhân dịp Pep treo giày có đoạn:

“Những kĩ năng chơi bóng như kiểu anh ấy đã lỗi thời… Bóng đá hiện đại đã khép cánh cửa đối với những cầu thủ dạng Guardiola… mặc dù đang chơi thứ bóng thăng hoa nhất trong sự nghiệp, không có chỗ nào dành cho anh ấy… Thật đáng suy nghĩ, một hình mẫu phức tạp của những cầu thủ qua ví dụ về Pep khiến cho những fan hâm mộ nhỏ tuổi bị mất phương hướng và thất vọng”
Nhưng mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi vào những năm cuối cùng của thập kỷ trước, khi mà Barcelona và Tây Ban Nha, với bộ đôi tiền vệ kiến thiết trung tâm Xavi-Iniesta đã giành được hết danh hiệu này đến danh hiệu khác một cách hoàn toàn thuyết phục. Điều này có thể được lý giải bằng sự lên ngôi của sơ đồ 3 tiền vệ trung tâm, tăng cường sức mạnh cho tuyến giữa, giải phóng ít nhất một vị trí trung tâm khỏi áp lực phòng thủ nhờ ưu thế nhân số. Thực ra, Barcelona đã không hoàn toàn thành công trong giai đoạn đầu khi sử dụng bộ ba kiến thiết Xavi-Deco-Iniesta, và Aragone của Tây Ban Nha đã giải quyết rốt ráo vấn đề bằng một "máy chém" xem giữa 2 tiền vệ kiến tạo

2.3. Tiền vệ thu hồi bóng trung tâm (Ball Winning Midfielder...)


Michael Essien (áo xanh)
Một hình mẫu tiền vệ phòng ngự dạng nhô cao của bóng đá hiện đại. Hoàn toàn trái ngược với tiền vệ kiến tạo trung tâm, tiền vệ trụ trung tâm là mẫu "kẻ hủy diệt" điển hình, những chuyên gia kèm người, đoạt bóng, và chiếm lĩnh trung tuyến bằng thể lực (và hạn hữu còn là tốc độ) tuyệt vời.

Thực ra, tiền vệ trụ trung tâm đôi khi còn là mẫu tiền vệ thi đấu tinh tế và đẹp mắt hơn nhiều so với những cái tên đại loại như "công nhân" hay "chiến binh thầm lặng", trong khi các tiền vệ kiến thiết trung tâm là "mắt bão" tấn công, tiền vệ trụ trung tâm lại là nhà chỉ huy của hệ thống phòng ngự từ xa: Óc phán đoán, thể lực, tâm lý sẵn sàng "chơi bẩn", khả năng tăng tốc và tung ra những pha tắc bóng chính xác khiến các tiền vệ trụ trung tâm luôn tỏa sáng trong những pha đánh chặn đẹp mắt hoặc đơn giản là phong tỏa hoàn toàn mọi con đường tấn công của đối thủ.

Cùng sự phát triển của bóng đá, vị trí này càng ngày càng trở nên quan trọng trong đội hình mọi đội bóng bất chấp triết lý bóng đá của họ là tấn công hoa mỹ hay phòng thủ kỷ luật. Tiền vệ trụ trung tâm bảo vệ các nhà kiên thiết thi đấu ngay bên cạnh mình, chắn ngang mọi đợt tấn công của đối thủ từ vị trí đủ xa để hệ thống phòng ngự đủ thời gian thiết lập và khỏa lấp những sai lầm của tuyến trên, trong nhiều trường hợp, họ còn là nhân tố chủ yếu để chiếm lĩnh khu trung tuyến nhằm áp đặt lối chơi.

2.4. Tiền vệ con thoi (Box to Box Midfielder)

Tên gọi khác: Tiền vệ đa năng

Stephen Gerrard
Mẫu tiền vệ thu nhỏ của "vị trí kỳ quặc nhất lịch sử bóng đá" (Libero), cũng là mẫu tiền vệ trung tâm được ưa thích nhiều nhất trên sân đấu. Tiền vệ con thoi là những cầu thủ có tầm hoạt động cực kỳ rộng: Trong khoảng giữa hai khu vực 16m50 của sân đấu. Di chuyển liên tục, lên công về thủ như con thoi, mạnh mẽ và quyết đoán, phán đoán tinh tế và kỹ thuật tuyệt vời..., nếu như tiền vệ toàn diện trung tâm kiểu cổ điển là nhà chỉ huy hoàn hảo, thì tiền vệ con thoi chính là chiến binh toàn diện của đội bóng.

Đúng như cái tên "đa năng", không có một nhiệm vụ chuyên biệt nào dành cho tiền vệ con thoi: Họ sẵn sàng hoán đổi vị trí với bất kỳ cầu thủ nào trong hàng tiền vệ (chứ không phải tiền vệ trung tâm), cũng có thể chơi "độc diễn", sáng tạo, và trực tiếp ghi bàn. Sở hữu một tiền vệ con thoi xuất sắc là sở hữu một cầu thủ có khả năng đá tốt ở bất kỳ một vị trí nào trong tuyến tiền vệ.

Sử dụng tiền vệ con thoi thực sự là một sự mạo hiểm toàn diện với tất cả mọi sơ đồ chiến thuật. Vì những phẩm chất và yêu cầu vị trí đặc thù, các tiền vệ con thoi giống với những người anh hùng trong truyện cổ, đến khi cần và biến mất khi hoàn thành mọi thứ, thay vì là nhà chỉ huy, hoặc một phần của hệ thống công thủ. Sự xuất hiện của họ, vì thế, vừa có ích, vừa phá vỡ lối chơi kỷ luật hoặc sáng tạo của toàn đội. Đó là chưa kể, tất cả các đội bóng sử dụng tiền vệ con thoi đều bị phụ thuộc hoàn toàn vào phong độ thi đấu của vị trí này: Khi tiền vệ con thoi sung sức, những toan tính chiến thuật gây bất ngờ đạt ở họ được thực hiện triệt để, đội bóng trở nên rất khó lường với 1 mũi tấn công ẩn như con dao ẩn dưới lớp áo, khả năng tranh chấp bóng cũng tốt hơn khi họ hiện diện ở khắp nơi. Song khi tiền vệ con thoi kiệt quệ, đội bóng phải trả giá bằng sự đổ gãy cấu trúc do sự phụ thuộc ở cả 3 tuyến vào vị trí này đã thành thói quen. Mối liên kết giữa Stephen Gerrard và Liverpool thời Rafa Benitez là một ví dụ hoàn hảo.

2.5 Tiền vệ trụ trung tâm.

Giống với mẫu tiền vệ con thoi, tiền vệ trụ chơi ở vị trí trung tâm thường là những cầu thủ có thể lực sung mãn, khả năng phán đoán tình huống tốt và quan trọng là sở hữu kỹ năng cắt bóng xuất sắc. Tuy nhiên, nhiệm vụ của tiền vệ trụ trung tâm lại đơn giản và thực tế hơn nhiều so với mẫu tiền vệ con thoi: Nhiệm vụ chủ yeeus của họ là sử dụng sức mạnh thể chất và những pha cắt bóng chính xác để tăng cường khả năng cạnh tranh tuyến giữa, bảo vệ cho các tiền vệ "nghệ sĩ" và hiển nhiên, phòng ngự từ xa nữa!Mẫu cầu thủ này không cần/không được yêu cầu dâng cao hỗ trợ tấn công thường xuyên, thậm chí, các cầu thủ chơi ở vị trí này đôi khi còn không "thèm" bước qua khỏi vạch giữa sân trong suốt trận đấu.

Nếu như các tiền vệ kiến thiết là những ông chủ của trận đấu, là biểu tượng của bóng đá đẹp thì các tiền vệ trụ, ở giữa sân cũng vậy, mà ở các vị trí khác cũng vậy, đều là những "kẻ huỷ diệt bóng đá" (detroyer). Họ đơn thuần chỉ là những gã công nhân càn quét khu trung tuyến, là nền tảng thực dụng cho những bộ óc thiên tài thi đấu bên cạnh được toả sáng. Ngày nay, khi bóng đá càng ngày càng trở nên thực dụng, cơ bắp, và tốc độ hơn, đồng thời, những gã nghệ sĩ thiên tài nhưng mong manh thì không phải ở đâu cũng có, hầu hết các đội bóng chuyên nghiệp trên thế giới đều bị buộc/hoặc luôn mong muốn sở hữu ít nhất một cầu thủ đá trụ như một phương thức đơn giản và hiệu quả nhất để tự bảo vệ mình.

Trúc Phong
Đường dẫn đến khung thành

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More