Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

[Zonalmarking Series] [20 đội hình của thập kỉ 2000 – 2010] #18: Đội tuyển Australia, World Cup 2006

(Đường dẫn đến khung thành) - Công bằng mà nói, Guus Hiddink có thể có đến 3 đội hình lọt được vào danh sách này, với cả Hàn Quốc ở World Cup 2002 là thành tích tốt nhất của ông trong suốt thập kỷ trước, Nga năm 2008 là đội bóng hay nhất mà ông từng dẫn dắt trong cùng thời gian. Tuy nhiên, đội hình được chúng tôi lựa chọn ở đây lại là Australia năm 2006 - đội bóng đã lọt vào vòng chung kết World Cup lần đầu tiên sau 32 năm chờ đợi (từ 1974). Và dĩ nhiên, trong lần đó, họ đã phải khổ chiến với Uruquay để giành suất playoff, chứ không đường hoàng được như năm 1974.


Thành tích của họ phần lớn là hệ quả của việc bố trí một đội hình rất lạ và thay đổi liên tục trong suốt thời gian diễn ra giải đấu. Sơ đồ chiến thuật của Australia lúc bấy giờ chỉ có 2 hằng số:  Luôn có một hàng thủ 3 người và 1 tiền đạo cắm. Nói cách khác, tất cả các tùy biến ở đây đều là biến thể của 3-6-1.

Thực tế, Australia thường chơi với sơ đồ gần với 3-3-3-1, với 2 hậu vệ tấn công cánh, 1 tiền vệ trụ lùi rất sâu và 3 tiền vệ có hơi hướng tấn công hỗ trợ tiền đạo duy nhất là Mark Viduka. Nhưng sáu cầu thủ tuyến giữa đồng nghĩa với việc đội bóng của Hiddink có thể hoán chuyển linh động từ đội hình phòng ngự sang tấn công - đây là điều kiện cho hai cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của Australia trước Nhật Bản và Croatia ở vòng bảng. Khi Hiddink kéo 1 tiền vệ xuống thấp hơn để phòng thủ, nó trở thành 3-4-2-1, và khi ông đẩy 2 tiền vệ lệch cánh cao lên để tấn công, nó lại thành 3-3-1-3.

Guus Hiddink cũng có điều kiện để thoải mái tráo đổi vị trí các cầu thủ với nhau khi mà trên thực tế,  không tính bộ khung cố định là Schwarzer, Neill/Moore - Cahill - Viduka, còn lại, các cầu thủ như Brett Emerton, Harry Kewell, Mark Bresciano và Mile Sterjovski... đều có thể thi đấu tốt ở nhiều vị trí khác nhau.

Lợi ích lớn nhất mà sơ đồ 3-6-1 mang lại cho Australia là sự vượt trội năng lực kiểm soát bóng trước các đối thủ là Nhật Bản (55%), Croatia (56%), và Italia (58%). Ngay cả khi phải đối mặt với một Brazil hoàn toàn vượt trội về kỹ năng chuyền và điều khiển bóng, Australia cũng giành được đến 47% tỷ lệ kiểm soát.

Chiến thuật này phòng thủ tốt hơn nhiều so với tấn công: Họ phải mất đến 85 phút mới có thể ghi bàn vào lưới một đội bóng trung bình là Nhật Bản, và bàn thắng trước Croatia cũng không hề đơn giản. Cuối cùng, họ thậm chí phải trả giá vì đã không thể ghi bàn vào lưới một Italia chỉ có 10 người và hoàn toàn không có cầu thủ chạy cánh. Để rồi trong 10 phút cuối trận, Hiddink buộc lòng phải thay cầu thủ chạy cánh phải của mình thành 1 tiền đạo thứ 2, và một điều không ai có thể ngờ được là, một hậu vệ trái không bao giờ dâng cao như Fabio Grosso lại có thể lợi dụng cơ hội đó để tạo cơ hội ăn bàn cho Italia.

Người ta nói, quả Penalty đó thực sự là một vấn đề đáng tranh cãi khi nó trực tiếp tiễn Australia về nước, và Guus Hiddink thì lại khẳng định được, một đội bóng chiếu dưới có thể gây ra khó khăn lớn đến như thế nào cho những đối thủ hùng mạnh nếu có một chiến thuật hợp lý, và sơ đồ 3-6-1 (cũng như những biến thế của nó) thực sự là một chiến pháp đầy hiệu quả để chiếm lĩnh thế trận.
Giây phút tuyệt vời nhất của họ trong World Cup năm đó có thể là bàn thắng đưa Australia vào vòng knock out của Harry Kewell trong trận gặp Croatia. Tuy đã không thực sự gắn kết, nhưng người Úc cũng đã thể hiện rất tốt ý đồ của HLV - sử dụng sự áp đảo về nhân số để chiếm lĩnh không gian, đưa bóng ra biên và tạt vào khu vực có đến 4 cầu thủ tấn công

Trúc Phong
Nguồn: zonalmarking

Share this article :

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More