Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

[Zonalmarking Series] [20 đội hình của thập kỉ 2000 – 2010] #5: Roma, 2005-2007

(Đường dẫn đến khung thành) - Đa số những phát mình là kết quả của rất nhiều năm nghiên cứu và thể nghiệm. Nhưng một số khác, kiểu như Penicillin của Alexander Fleming, lại hoàn toàn là kết quả ngẫu nhiên sau một tai nạn. Và đội bóng của ông Luciano Spalletti chính là một Penicillin của bóng đá hiện đại: Sơ đồ 4-6-0 là một sáng chế vĩ đại, nhưng lại hoàn toàn không được dự đoán trước.


Cuộc khủng hoảng nhân sự trước thềm mùa giải mới là lý do buộc Roma, từ việc sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 truyền thống đã làm nên thành công của họ trong thời gian trước, bị buộc phải biến tấu hoàn toàn: Họ không còn một tiền đạo thực thụ nào trên hàng công, giải pháp duy nhất lúc này là phải đẩy Francesco Totti lên cao hơn, nhưng thay vì đợi bóng từ tuyến sau, Totti thường xuyên lùi sâu thi đấu như một cầu thủ "số 10" (Fantasista). Anh thường xuyên di chuyển vào khoảng trống giữa tiền vệ và hậu vệ đối phương để nhận bóng. Nói 4-6-0 có lẽ hơi quá đáng, vì nó giống với 4-5-1-0 hơn.

Điều này đã tạo ra hàng loạt các vấn đề hoàn toàn mới cho hậu vệ (vì các trung vệ của họ đột nhiên...không có người để kèm) và tiền vệ đối phương (vì Roma có đến 4 tiền vệ chơi ở trung tâm và 2 người ở cánh). 

Rất khó để có thể giành quyền kiểm soát bóng từ tay Roma lúc này, và với những tiền vệ thường xuyên dâng cao để lấp vào chỗ trống mà Totti để lại, Roma thậm chí còn kiểm soát được hoàn toàn các đợt tấn công, kể cả khi họ không cầm bóng.

Hệ thống này vận hành tốt đến mức, bất kể việc các tiền đạo đã hồi phục hoàn toàn, Totti vẫn là cầu thủ chơi cao nhất. Và Mirko Vucinic - một tiền đạo thực thụ - lại phải chấp nhận dạt trái để chơi như một tiền vệ cánh. Totti vốn không phải là tiền đạo, nhưng điều đó không có nghĩa là anh không thể thi đấu đỉnh cao ở vị trí này. 26 bàn thắng trong mùa giải 2006-2007 là quá đủ để anh giành lấy chiếc giày vàng châu Âu và một vị trí trong danh sách những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử đội bóng.

Ban đầu, Daniele De Rossi được giao nhiệm vụ giữ cự ly hàng tiền vệ, nhưng về sau, nhiệm vụ này được giao lại cho David Pizarro, ngoài ra, Mancini và Rodrigo Taddei là những cầu thủ đá cánh.
Công bằng mà nói, sơ đồ này vốn chỉ có thể tạo nên những thành công bất ngờ chứ biến Roma thành một đội bóng vượt trội ở Serie A. Hơn nữa, chiều sâu chất lượng cầu thủ ở Roma vào thời điểm đó là không đủ để họ có thể giành lấy những thành công liên tục. Chiến thắng bất ngờ 6-2 trước Inter trong trận chung kết Coppa Italia năm 2007 (đội bóng đã bỏ xa á quân năm đó là chính Roma với 22 điểm nhiều hơn) bất kể đối thủ sử dụng hệ thống flat defend đã chứng minh được sức mạnh khủng khiếp của sơ đồ này. Tuy nhiên, thất bại 1-7 trước M.U ở Champions League đã cho thấy hệ thống này có khả năng tự hủy diệt lớn đến mức nào.

Điều kỳ lạ là, sau trận lượt đi hoàn hảo, sơ đồ này bị Sir Alex đánh gục hoàn toàn trong trận lượt về. Rio Ferdinand và Wes Brown vốn gặp bế tắc khi phải đối mặt với 4-5 tiền vệ di chuyển liên tục của Roma, nhưng lại có một trận đấu tuyệt vời sau đó khi chỉ để lọt lưới 1 bàn. Và lý do thực sự cho chiến thắng của M.U lúc đó vẫn còn là một bí ẩn.

Nhưng sơ đồ này, bất kể những khiếm khuyết của nó, vẫn trở thành một trong những sơ đồ chiến thuật có sức ảnh hưởng lớn nhất thập kỷ. Thông qua một vài điều chỉnh nhất định, nó trở thành sơ đồ đã đưa 2 đội bóng là Manchester United và Barcelona lên chức vô địch Champions League hai mùa giải tiếp theo. 4-6-0 thực sự có đủ tiềm năng để trở thành hệ thống thống trị bóng đá đỉnh cao trong thập niên tới.

Thành công lớn nhất của 4-6-0 Roma là chiến thắng 6-2 trước Inter. Thực ra, không có bất kỳ bàn thắng nào trong số 6 bàn thắng mà Roma ghi được là hệ quả của sự vận hành tốt nhất của hệ thống. Tuy nhiên, tỉ số 6-2 trong một trận chung kết là một kết quả khá hi hữu.


Trúc Phong
Nguồn: zonalmarking

Share this article :

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More